Cổ phiếu ngân hàng nhỏ lội ngược dòng trong tháng 2
Trong khi giá cổ phiếu của các nhà băng lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung thì một vài cổ phiếu ngân hàng nhỏ lại “lội ngược dòng” với thị giá lẫn thanh khoản tăng vượt bậc.
Kết thúc phiên 28/02/2023, chỉ số VN-Index đánh mất mốc 1,100 điểm, giảm 86.5 điểm so với cuối tháng 1, về còn 1,024.68 điểm. Dữ liệu VietstockFinance cho thấy, chỉ số ngành ngân hàng vào cuối phiên 28/02/2023 cũng tiêu cực theo khi giảm 33.31 điểm so với cuối phiên 31/01/2023, xuống còn 541.48 điểm.
Vốn hóa bốc hơi hơn 100 ngàn tỷ đồng
Trong tháng 02, giá trị vốn hóa của nhóm ngân hàng giảm 103,382 tỷ đồng, xuống còn 1.6 triệu tỷ đồng (tính đến 28/02/2023), tỷ lệ giảm tương đương 6% so với mức 1.7 triệu tỷ đồng của phiên cuối tháng 1.
Nguồn: VietstockFinance
|
Sự biến động vốn hóa tại ngân hàng “gốc” Nhà nước có sự phân hóa với VietinBank (CTG) giảm mạnh đến 10% vốn hóa, còn BIDV (BID) giảm nhẹ 2% trong khi Vietcombank (VCB) tăng 2%.
Ở nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, trong khi giá cổ phiếu của các nhà băng lớn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chung thì một vài cổ phiếu ngân hàng nhỏ lại “lội ngược dòng” với thị giá tăng mạnh giúp gia tăng vốn hóa.
Cụ thể, với mức tăng 16%, cổ phiếu VBB có thị giá tăng mạnh nhất trong tháng qua, từ 10,600 đồng/cp lên mức 12,300 đồng/cp. Hai nhà băng còn lại có thị giá tăng đẩy vốn hóa tăng là PGB và BAB.
Đáng chú ý, NVB là mã có thị giá giảm mạnh nhất trong tháng, với mức giảm 19% kéo theo vốn hóa rơi sâu.
Nguồn: VietstockFinance
|
Thanh khoản giảm sút
Tháng 2 này có gần 129 triệu cp ngân hàng được chuyển giao mỗi ngày, giảm 19% so với tháng 1, tương đương giảm gần 30 triệu cp/ngày. Giá trị giao dịch cũng giảm tương ứng 19%, còn hơn 2,620 tỷ đồng/ngày.
Nguồn: VietstockFinance
|
Đáng chú ý, không chỉ thị giá, thanh khoản cổ phiếu của VBB tăng mạnh nhất trong tháng qua, với gần 608 ngàn cp được chuyển giao mỗi ngày, gấp 2.3 lần tháng trước. Các ngân hàng cũng có thanh khoản tăng mạnh là PGB (tăng 99%), SGB (tăng 96%), KLB (tăng 65%), OCB (tăng 58%), BVB (tăng 34%), STB (tăng 32%).
Ở chiều ngược lại, NVB có thị giá và thanh khoản giảm mạnh nhất, còn gần 30,600 cp/ngày, giảm 62% so với tháng trước.
Thanh khoản cổ phiếu VPB vươn lên dẫn đầu tháng 2, với 16.5 triệu cp được giao dịch khớp lệnh mỗi ngày và 3.3 triệu cp/ngày được “sang tay”.
BAB là ngân hàng có thanh khoản thấp nhất chỉ với hơn 9,200 cp được giao dịch mỗi ngày, giá trị chỉ gần 126 triệu đồng/ngày.
Nguồn: VietstockFinance
|
Khối ngoại mua ròng hơn 600 tỷ đồng
Trong tháng 2, khối ngoại đã mua ròng hơn 21 triệu cp ngành ngân hàng. Theo đó, giá trị mua ròng đạt 603 tỷ đồng.
Nguồn: VietstockFinance
|
Cổ phiếu STB được mua mạnh nhất với gần 24 triệu cp (610 tỷ đồng) và gần 10 triệu cp HDB (162 tỷ đồng).
Trái lại SHB và EIB là những cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất với giá trị hơn 90 tỷ đồng.
Khang Di
FILI
|