Thứ Hai, 20/03/2023 08:24

Kêu cứu Thủ tướng nhưng EVN nói chưa chủ đầu tư nào gửi hồ sơ bán điện

Theo EVN, đến ngày 18/3 vẫn chưa có nhà đầu tư điện tái tạo nào gửi hồ sơ đề nghị đàm phán hợp đồng mua bán điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có thông tin về việc chuẩn bị đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện đối với các dự án chuyển tiếp. Theo đó, cơ quan này cho biết đến ngày 18/3 vẫn chưa có chủ đầu tư dự án nào gửi hồ sơ theo đề nghị.

EVN cho biết thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực về việc đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện cho các dự án chuyển tiếp, ngày 9/3, Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EPTC) đã có văn bản gửi tới 85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp.

Theo đó, EPTC yêu cầu các chủ đầu tư này rà soát các hồ sơ pháp lý của dự án tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và có ý kiến của đơn vị vận hành hệ thống điện về khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện liên quan đến dự án.

Đồng thời xây dựng phương án giá điện theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tương tự theo hướng dẫn tại Thông tư 57/2020 của Bộ Công Thương. Cung cấp các hồ sơ tài liệu của dự án.

"Tuy nhiên, theo thông tin cập nhật, EPTC cho biết đến ngày 18/3 vẫn chưa có chủ đầu tư nào trong số 85 chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp gửi hồ sơ theo các đề nghị nêu trên", EVN nêu rõ.

Các nhà đầu tư lo ngại cơ chế giá phát điện thiếu hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư. Ảnh: Phạm Ngôn.

Trước đó, hồi tháng 1, Bộ Công Thương đã ban hành khung giá điện làm cơ sở triển khai đàm phán giá và hợp đồng mua bán điện. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà đầu tư chưa đồng thuận.

Mới đây, 36 nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng về những bất cập trong cơ chế giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Nhiều nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời cho biết họ có thể rơi vào tình trạng thua lỗ và phá sản vì khung giá phát điện mới Bộ Công Thương đưa ra không hợp lý.

Cụ thể, nhóm nhà đầu tư này cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 84 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 4.676 MW đã bị chậm tiến độ vận hành thương mại. Điều này khiến cho các dự án không kịp hưởng giá điện cố định (FIT).

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng lo ngại cơ chế giá phát điện thiếu hợp lý. "Nếu cơ chế mới được áp dụng, chỉ tính riêng 34 dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng, ước tính tổng vốn đã đầu tư gần 85.000 tỷ đồng, trong đó khoảng trên 58.000 tỷ đồng được tài trợ từ nguồn vốn ngân hàng, sẽ có nguy cơ vỡ phương án tài chính, nợ xấu, doanh nghiệp và ngân hàng khó thu hồi vốn", doanh nghiệp tính toán.

Thanh Thương

ZING

Các tin tức khác

>   Chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình về 4 nhóm vấn đề (20/03/2023)

>   Samsung Việt Nam bác tin đồn chuyển dây chuyền smartphone sang Ấn Độ (18/03/2023)

>   TP HCM đề xuất xây dựng quỹ giao thông vùng (18/03/2023)

>   Cục Đăng kiểm xin lỗi người dân và hứa 'đứng lên từ những lỗi lầm' (18/03/2023)

>   VGS Group được lựa chọn để triển khai các hoạt động truyền thông của Ryder Cup 2023 (18/03/2023)

>   Reuters: SpaceX, Netflix, Boeing đến Việt Nam vào tuần tới (18/03/2023)

>   Khởi tố anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC (17/03/2023)

>   Cục Hải quan TPHCM thông tin về việc 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy  (17/03/2023)

>   Quyết đưa dự án Gang thép Thái Nguyên 'đắp chiếu' 15 năm hoạt động lại (16/03/2023)

>   TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù cho 5.000 MW điện mặt trời áp mái (16/03/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật