Thứ Bảy, 25/02/2023 09:08

Chỉ số lạm phát yêu thích tăng mạnh hơn dự báo, Fed còn nâng lãi suất nhiều đợt?

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 1/2023, qua đó cho thấy NHTW Mỹ cần phải làm nhiều hơn để kéo giảm áp lực giá cả.

Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0.6% so với tháng trước và 5.4% so với cùng kỳ, tăng mạnh hơn so với mức 0.2% và 5.4% của tháng 12/2022.

Trong khi đó, PCE lõi – loại trừ thực phẩm và năng lượng – tăng 0.6% so với tháng trước và tăng 4.7% so với cùng kỳ, theo Bộ Thương mại Mỹ. Trước đó, Phố Wall dự báo ở mức tương ứng 0.5% và 4.4%. Trong tháng 12/2022, PCE lõi tăng 0.4% và 4.6%.

Chứng khoán Mỹ lao dốc sau thông tin trên, với Dow Jones có lúc sụt gần 500 điểm.

“Dữ liệu lạm phát mạnh hơn dự báo tiếp nối chuỗi thông tin tiêu cực cho thị trường. Điều này có thể khiến Fed duy trì lãi suất cao trong khoảng thời gian dài hơn dự báo của thị trường và từ đó gây áp lực lên lợi nhuận”, Matt Peron, Giám đốc nghiên cứu tại Janus Henderson Investors, cho hay. “Dù chúng tôi nhận thấy lạm phát rồi cũng sẽ suy giảm, nhưng lãi suất cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn sẽ gây nhiều tổn thương”.

Chi tiêu tiêu dùng cũng tăng mạnh hơn dự báo dù giá cả tăng mạnh. Chi tiêu tiêu dùng tăng 1.8% so với tháng trước, cao hơn dự báo 1.4%.

Thu nhập cá nhân đã điều chỉnh lạm phát tăng 1.4%, cao hơn dự báo 1.2%. Tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cũng tăng lên 4.7%.

Tất cả con số trên cho thấy lạm phát tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 1/2023, qua đó đặt Fed vào vị thế buộc phải nâng lãi suất. NHTW đã nâng lãi suất 4.5 điểm phần trăm kể từ tháng 3/2022, khi lạm phát chạm đỉnh 41 năm.

Jeffrey Roach, Chuyên gia kinh tế trưởng tại LPL Financial, cho biết: “Rõ ràng, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn vẫn chưa thể hiện hoàn toàn tác động đến người tiêu dùng và cho thấy Fed còn nhiều việc phải làm để làm chậm lại tổng cầu. Fed vẫn có thể quyết định tăng 0.25 điểm phần trăm tại cuộc họp tiếp theo, nhưng báo cáo này có nghĩa là Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong mùa hè. Các thị trường có thể sẽ tiếp tục rung lắc trong những tháng này khi lãi suất cao hơn vẫn chưa làm giảm đáng kể chi tiêu của người tiêu dùng.”

Fed theo sát chỉ số PCE hơn so với một số chỉ số lạm phát khác vì chỉ số này có tính tới sự thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, chẳng hạn như thay thế hàng hóa giá thấp hơn bằng hàng hóa đắt tiền hơn. Điều đó cung cấp một cái nhìn chính xác hơn về chi phí sinh hoạt.

Các nhà hoạch định chính sách có xu hướng tập trung nhiều hơn vào lạm phát lõi vì họ tin rằng nó mang lại cái nhìn dài hạn tốt hơn về lạm phát.

Theo báo cáo ngày 24/02, phần lớn lạm phát gia tăng trong tháng 1 là do giá năng lượng tăng 2%. Giá thực phẩm tăng 0.4%. Hàng hóa và dịch vụ đều tăng 0.6%.

Trên cơ sở 12 tháng, giá lương thực tăng 11.1%, trong khi năng lượng tăng 9.6%.

Trước đó, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester đã lưu ý trong một cuộc phỏng vấn của CNBC rằng Fed đã có một số bước tiến nhưng “lạm phát vẫn còn quá cao”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Trung Quốc giúp kinh tế Nga thoát đòn trừng phạt (25/02/2023)

>   Alibaba vượt bão thành công (24/02/2023)

>   Ông trùm ngân hàng Jamie Dimon: Fed đang mất kiểm soát với lạm phát (24/02/2023)

>   Số doanh nghiệp phá sản ở EU tăng lên mức cao kỷ lục  (24/02/2023)

>   Thị trường nhà ở Anh suy thoái nhưng người thu nhập thấp không được hưởng lợi (23/02/2023)

>   Thế giới ngày càng nhạy cảm với lãi suất (23/02/2023)

>   Bloomberg: Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp ngừng hợp tác với Big Four (23/02/2023)

>   Trung Quốc cấm ChatGPT (23/02/2023)

>   Mới đạt doanh thu kỷ lục, McKinsey sắp có đợt sa thải lớn nhất lịch sử (23/02/2023)

>   Các quan chức Fed kiên quyết chống lạm phát bằng cách nâng lãi suất (23/02/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật