Thứ Hai, 16/01/2023 19:37

Bài cập nhật 

Góc nhìn 17/01: Đi ngang trong ngắn hạn?

Theo TVSI, VN-Index vẫn đang gặp khó khăn tại vùng kháng cự trên tiệm cận 1,070 điểm trong ngắn hạn và dự báo sẽ cần thêm thời gian tích lũy. Xu hướng đi ngang ngắn hạn được dự báo sẽ tiếp tục duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái sau kỳ nghỉ lễ.

Có thể xuất hiện xu hướng điều chỉnh

CTCK Mirae Asset: Kháng cự gần nhất của chỉ số hiện quanh 1,070-1,080 điểm, ngược lại mất mốc 1,050 điểm thì xu hướng điều chỉnh có thể sẽ xuất hiện.

Đi ngang ngắn hạn

CTCK Tân Việt (TVSI): Nhìn chung, chỉ số vẫn đang gặp khó khăn tại vùng kháng cự trên tiệm cận 1,070 điểm trong ngắn hạn và dự báo sẽ cần thêm thời gian tích lũy. Hiện chỉ còn 3 phiên là đến với kỳ nghỉ lễ nên dự báo thị trường sẽ ít biến động mạnh trong các phiên còn lại này. Xu hướng đi ngang trong ngắn hạn được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái sau kỳ nghỉ lễ.

Kháng cự

CTCK Tiên Phong (TPS): Mặc dù kết phiên với sắc xanh nhưng VN-Index vẫn chưa thoát khỏi kênh giá giảm bắt đầu từ tháng 04/2022. Cùng với đó, khối lượng giao dịch khớp lệnh sụt giảm và duy trì ở mức thấp (dưới mức trung bình 20 phiên) phản ánh tâm lý dè chừng của nhà đầu tư vì (1) kỳ nghỉ lễ đến gần khiến nhà đầu tư hạn chế mua mới cổ phiếu, (2) chỉ số vẫn đang ở vùng giá nhạy cảm khi áp sát đường trendline giảm bắt đầu từ tháng 04/2022 và (3) áp lực bán không đủ hấp dẫn để thu hút dòng tiền mới tham gia. Hiện tại, trendline giảm trên vẫn là kháng cự quan trọng mà chỉ số cần chinh phục. Nếu có thể thành công vượt ngưỡng cản mạnh này, chỉ số sẽ có cơ hội hướng đến mức cao mới.

Tiếp tục đi ngang?

CTCK Vietcombank (VCBS): Chỉ báo ADX đang ở mức thấp, xấp xỉ 14, cho thấy VN-Index khả năng cao sẽ tiếp tục đi ngang và chưa thể chuyển đổi trạng thái trước kỳ nghỉ lễ. Với diễn biến hiện tại, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư chỉ duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức độ vừa phải, hạn chế mua mới cổ phiếu trong những phiên cận kề kỳ nghỉ Tết Âm lịch để chờ đợi xu hướng mới cũng như quản trị rủi ro trong bối cảnh thị trường vẫn đang vận động trong biên độ hẹp và chưa có thay đổi lớn.

Thử thách vùng cản quanh 1,06x

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Lực mua chủ động gia tăng áp đảo bên bán giúp cho trạng thái thị trường trở nên tích cực hơn và để ngỏ cơ hội một lần nữa thử thách vùng cản gần quanh 1,06x. Mặc dù vậy, cơ hội chinh phục thành công vùng cản này của VN-Index vẫn chưa rõ ràng và rủi ro quay lại diễn biến điều chỉnh tại đây vẫn hiện hữu.

Thị trường sẽ vận động trong trạng thái tích cực

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Với trạng thái hiện tại, có thể xem VN-Index đã break kênh downtrend do đó thị trường sẽ vận động trong trạng thái tích cực hơn. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn giai đoạn giao dịch mang tính tích lũy hoặc tiếp tục hồi phục trong thời gian tới sẽ tạo ra nhiều cơ hội có thể giải ngân, tuy nhiên thị trường sắp bước vào kỳ nghỉ lễ nên nhà đầu tư có thể cân nhắc chỉ giải ngân với tỷ trọng thấp, cơ hội sẽ còn hiện hữu khi thị trường mở cửa hoạt động trở lại đầu năm mới.

Với góc nhìn dài hơn, thị trường đang thoát downtrend và cơ hội đầu tư xuất hiện ngày càng nhiều, SHS vẫn liên tục khuyến nghị nhà đầu tư có thể giải ngân với danh mục trung, dài hạn trong khoảng thời gian hiện tại để đón đầu giai đoạn mới tích lũy và bùng nổ. Hướng giải ngân nên tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, các cổ phiếu dẫn đầu ngành và vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận và tiếp tục có kỳ vọng tăng trưởng trong năm tới và tận dụng các phiên thị trường điều chỉnh giảm điểm để giải ngân.

Tiếp tục tích lũy 

CTCK BIDV (BSC): Trong tuần cuối cùng của năm âm lịch Nhâm Dần, BSC duy trì quan điểm thị trường sẽ chưa có biến động quá mạnh và sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng 1,050-1,065 điểm.

Duy trì đà tăng

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch kế tiếp (17/01) và chỉ số VN-Index có thể sẽ vượt hoàn toàn mức 1,067 điểm. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy thị trường có dấu hiệu sẽ sớm thoát khỏi giai đoạn đi ngang trong giai đoạn vừa qua và dòng tiền có thể sẽ không còn phân hóa. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn ít biến động cho thấy các nhà đầu tư vẫn còn thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và tỷ trọng cổ phiếu tối đa vẫn nên ở mức 50%.

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   Ông Trần Đức Anh (KBSV): Cơ hội đầu tư trái phiếu 2023 chắc chắn sẽ xuất hiện (02/02/2023)

>   Giám đốc môi giới Lê Vương Hùng (VDSC): Nhà đầu tư phải vững tâm lý trước tin đồn, tin vào cổ phiếu mình chọn (31/01/2023)

>   Có nên quan tâm DGW, SZC và PC1? (16/01/2023)

>   Góc nhìn tuần 16 - 19/01: Tiếp tục đi ngang? (15/01/2023)

>   Nhóm ngành nào sẽ “dẫn sóng” trong năm 2023? (03/02/2023)

>   Chuyên gia 'mách nước' cách phân tích tài chính doanh nghiệp khi mùa báo cáo cận kề (13/01/2023)

>   Góc nhìn 13/01: Xu hướng chưa rõ ràng? (12/01/2023)

>   TPS: VN-Index lên 1,200 điểm trong kịch bản tích cực (12/01/2023)

>   Góc nhìn 12/01: Áp lực điều chỉnh? (11/01/2023)

>   Góc nhìn 11/01: Duy trì vị thế quan sát (10/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật