Thứ Năm, 02/02/2023 09:00

Ông Trần Đức Anh (KBSV): Cơ hội đầu tư trái phiếu 2023 chắc chắn sẽ xuất hiện

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược thị trường tại KBSV - nhận định, cơ hội dành cho thị trường trái phiếu là có, chỉ là phải đầu tư theo cách hợp lý nhất. Ngoài ra, ngân hàng và chứng khoán sẽ là 2 nhóm ngành hấp dẫn nhất trong năm nay.

Chứng khoán sẽ hấp dẫn hơn

Theo ông Đức Anh, khi nói đến chứng khoán là nói đến cổ phiếu và trái phiếu. Sự biến động của năm 2022 đồng thời cũng tạo ra những cơ hội nhất định đối với kênh đầu tư trái phiếu.

Hiển nhiên, những doanh nghiệp phát hành trái phiếu “chất lượng kém” có thể gạt bỏ, nhưng có những doanh nghiệp tương đối tốt, hoàn toàn đảm bảo khả năng trả nợ. Rủi ro của nhóm doanh nghiệp này là thấp, nhưng trong bối cảnh thị trường tài chính hỗn loạn sau những vụ như Vạn Thịnh Phát, lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp được đẩy lên rất cao, trong khi giá lại giảm mạnh.

“Dù thị trường 2022 biến động, cơ hội đầu tư vẫn có” - ông cho biết.

Tương tự, dù bối cảnh vĩ mô năm 2023 được dự báo có nhiều biến động, cơ hội vẫn sẽ xuất hiện, chỉ là chúng ta cần đảm bảo đầu tư theo cách hợp lý nhất, để một mặt phòng ngừa được biến động rủi ro, một mặt tận dụng cơ hội mua vào khi giá trị tài sản đã ở mức rất thấp và kỳ vọng phục hồi khi thị trường bớt rủi ro.

Ngân hàng, chứng khoán dẫn sóng

Trong kịch bản tích cực, nghĩa là xu hướng hồi phục vẫn tiếp diễn - phụ thuộc vào thị trường trái phiếu không xuất hiện yếu tố mới ảnh hưởng đến nhà đầu tư, Fed đi đúng lộ trình giảm lãi suất, dần chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất vào cuối quý 1/2023 như kỳ vọng thị trường và lạm phát ổn định. Đảm bảo được 2 yếu tố này, kết hợp cùng với việc Trung Quốc có động thái mở cửa, ngành có sức bật mạnh là các ngành đã giảm sâu và có định giá đủ hấp dẫn. Khi thị trường phục hồi, nhóm này được kỳ vọng sẽ có khả năng bật mạnh, dù trong ngắn hạn vẫn có rủi ro.

Vị chuyên gia từ KBSV dành sự ưu tiên cho ngành ngân hàng và chứng khoán. Theo  đó, một số ngành có thể lưu tâm là hàng không, dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng… do hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế. Bên cạnh đó là một số ngành có quan hệ thương mại với Trung Quốc về xuất nhập khẩu như dệt may, thủy sản, nguyên vật liệu (do nhu cầu tăng khiến giá hàng hóa tăng lên) như dầu khí, sắt thép.

Trong kịch bản tiêu cực - nơi áp lực trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn lớn và nếu xuất hiện thêm những diễn biến tiêu cực mới (như sự vụ Vạn Thịnh Phát) cùng chính sách tiền tệ của Fed khiến lãi suất cao hơn dự báo, thị trường chứng khoán có thể gặp xu hướng xấu. Với bối cảnh này, ngành có thể giữ được đà tăng hoặc ít nhất là đi ngang là công nghệ thông tin, bán lẻ - phụ thuộc vào tiêu dùng nội địa thay vì sức mua thế giới. Hơn nữa, triển vọng tiêu dùng của Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực, tương đồng với tăng trưởng kinh tế (được kỳ vọng ở mức 6 - 7%) trong năm 2023.

Nên đầu tư vào cổ phiếu như thế nào?

Ông Đức Anh gợi ý, có 2 hướng chính khi ra quyết định đầu tư. Một là đầu tư vào nhóm có định giá thấp. Sau năm 2022, chỉ số VN-Index giảm trên 33%, P/E còn 10 - 11 lần, nghĩa là nhiều cổ phiếu bị định giá thấp. Nhưng cần quan sát trên bối cảnh tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Có những doanh nghiệp được định giá thấp cùng với  triển vọng kinh doanh cũng kém khả quan, nên tránh xa. Ngược lại, một số doanh nghiệp bị bán tháo theo thị trường nhưng triển vọng trung và dài hạn được đảm bảo, dù có thể còn khó khăn trong ngắn hạn.

Phương án thứ 2 là nhóm định giá không rẻ, nhưng sẽ được đảm bảo hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô và có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn. Dù dư địa tăng giá cổ phiếu không quá lớn nhưng vẫn tương đối an toàn, kể cả khi thị trường lao dốc.

Bên cạnh đó, trong bất kỳ thị trường nào, tin đồn vẫn luôn là một phần, là yếu tố sẽ tác động đến hoạt động cũng như tâm lý của nhà đầu tư. Nhưng với tư cách là nhà đầu tư, cần đánh giá tin đồn ấy ảnh hưởng thực tế như thế nào. Sự thật là có nhiều tin đồn dù nghe rất lớn nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Nhưng ngược lại, vụ Vạn Thịnh Phát đã ảnh hưởng rất mạnh đến trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, ngân hàng, mặt bằng lãi suất, dẫn đến phản ứng trên thị trường thực chất là tương đối phù hợp.

Nếu năm 2023 có một tình huống giống như vậy, có thể dự báo thị trường cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, một số thông tin dù nghe to lớn nhưng thực chất không có tác động nhiều đến mặt bằng lãi suất, ngân hàng hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết. Chúng chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà thôi.

“Vậy nên, khi tiếp xúc với tin đồn đã được kiểm chứng, chúng ta cần bình tĩnh phân tích để có quyết định phù hợp, thay vì chạy theo đám đông” - vị chuyên gia nhắc nhở.

Hồng Đức

FILI

Các tin tức khác

>   Giám đốc môi giới Lê Vương Hùng (VDSC): Nhà đầu tư phải vững tâm lý trước tin đồn, tin vào cổ phiếu mình chọn (31/01/2023)

>   Có nên quan tâm DGW, SZC và PC1? (16/01/2023)

>   Góc nhìn tuần 16 - 19/01: Tiếp tục đi ngang? (15/01/2023)

>   Nhóm ngành nào sẽ “dẫn sóng” trong năm 2023? (03/02/2023)

>   Chuyên gia 'mách nước' cách phân tích tài chính doanh nghiệp khi mùa báo cáo cận kề (13/01/2023)

>   Góc nhìn 13/01: Xu hướng chưa rõ ràng? (12/01/2023)

>   TPS: VN-Index lên 1,200 điểm trong kịch bản tích cực (12/01/2023)

>   Góc nhìn 12/01: Áp lực điều chỉnh? (11/01/2023)

>   Góc nhìn 11/01: Duy trì vị thế quan sát (10/01/2023)

>   SSI Research: Xu hướng trung hạn của VN-Index vẫn là giảm (10/01/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật