Chủ Nhật, 11/12/2022 11:00

Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục, vượt 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã giúp ngành này lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD trong vòng một năm, đây là mức kỷ lục hơn 20 năm qua.

Trong 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu cá tra 2,3 tỷ USD (chiếm 22,4%). Ảnh: Phạm Ngôn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm nay, ngành thủy sản đặt ra chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Nhưng tính đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt 10,17 tỷ USD.

Dự kiến kết thúc năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ cán đích với con số 11 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2021. Đây là mức kỷ lục của ngành thủy sản Việt Nam trong hơn 20 năm xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Trong đó, mặt hàng tôm cũng lần đầu tiên vượt mốc 4 tỷ USD, đây vẫn là mặt hàng số một trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi chiếm tỷ trọng 39% trong tổng giá trị xuất khẩu của 11 tháng.

Đứng sau tôm là cá tra với kim ngạch 2,3 tỷ USD (chiếm 22,4%). Tiếp đó là cá các loại khác với kim ngạch 1,9 tỷ USD, chiếm 18,4%; cá ngừ đạt 941 triệu USD, chiếm 9,2%; mực, bạch tuộc đạt 704 triệu USD, chiếm 6,9%...

Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam trong 11 tháng qua với kim ngạch trên 2 tỷ USD. Trong những thị trường "tỷ đô" của thủy sản Việt Nam còn có Trung Quốc - Hong Kong khoảng 1,6 tỷ USD, Nhật Bản khoảng 1,6 tỷ USD, EU khoảng 1,2 tỷ USD. Khối thị trường CPTPP, nếu tính cả Nhật Bản thì đã đạt khoảng 2,7 tỷ USD trong 11 tháng qua.


VASEP cho biết xuất khẩu thủy sản lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD trong một năm chủ yếu là nhờ tăng trưởng mạnh trong 3 quý đầu năm với những thuận lợi về nhu cầu thị trường, giá xuất khẩu tăng, nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho đơn hàng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá so với kim ngạch năm 2021 chỉ đạt 8,9 tỷ USD, kết quả năm nay cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các toàn ngành thủy sản.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP đánh giá vẫn còn nhiều thách thức về vấn đề con giống, thức ăn và quy hoạch diện tích đất để nuôi trồng thủy sản.

Đồng thời với tình hình kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ suy thoái, lạm phát đang diễn ra và tỷ giá biến động, đại diện VASEP cho rằng tình hình xuất khẩu thủy sản đang chững lại khi sức mua và tỷ lệ đơn đặt hàng giảm.

Do đó, thời gian tới lượng hàng tồn kho sẽ tăng trong khi khâu bảo quản, lưu kho và hậu cần nói chung (logistics) vẫn là điểm yếu của nhiều công ty Việt. Ngoài ra còn có sự cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ có chi phí và giá bán rẻ như Ecuador hay Ấn Độ.

Thanh Thương

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Trung Quốc đề nghị ký nghị định thư 7 loại trái cây Việt Nam đang xuất khẩu (08/12/2022)

>   Xuất khẩu cá tra tăng chậm lại (06/12/2022)

>   Bộ Công Thương sẽ đấu giá bổ sung 200.000 tấn đường  (05/12/2022)

>   Sự dịch chuyển bất thường từ những con tàu chở lương thực tới châu Á (04/12/2022)

>   Vì sao xuất khẩu thủy sản đang tăng phi mã bất ngờ tuột dốc? (02/12/2022)

>   Nhập khẩu bông suy yếu, ngành dệt may trong nước gặp áp lực (30/11/2022)

>   Giá thịt lợn thất thường: Điều hành tù mù? (30/11/2022)

>   Rau quả Trung Quốc, Mỹ ồ ạt vào Việt Nam (29/11/2022)

>   Tổng Thư ký VASEP nhận diện thách thức của ngành thủy sản 2023 (30/11/2022)

>   TS Đinh Thế Hiển: Đến quý 1/2023 thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ ổn định trở lại (29/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật