Thứ Sáu, 02/12/2022 09:55

Vì sao xuất khẩu thủy sản đang tăng phi mã bất ngờ tuột dốc?

Sau khi tăng trưởng dương liên tục trong 10 tháng đầu năm, tháng 11, xuất khẩu thủy sản đã giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11/2022 – lần đầu tiên kể từ đầu năm, tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức âm (giảm trên 14%) so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt khoảng 780 triệu USD, mức thấp nhất kể từ Tết nguyên đán. Luỹ kế tới hết tháng 11/2022, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 10.2 tỷ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ đều giảm sâu từ 20 – 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có mực, bạch tuộc và các loại cá biển xuất khẩu vẫn giữ được tăng trưởng dương lần lượt là 9% và 6%.

Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cá tra vẫn tăng trưởng mạnh 63% đạt gần 2.3 tỷ USD, tôm thu về trên 4 tỷ USD, tăng 14%. Cá ngừ là ngành có tăng trưởng lớn thứ 2 với mức 40% đạt 941 triệu USD. xuất khẩu mực, bạch tuộc cũng tăng trưởng mạnh 30% đạt 704 triệu USD.

Thị trường Mỹ đóng góp lượng ngoại tệ nhiều nhất cho thuỷ sản Việt Nam với trên 2 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021. xuất khẩu sang Trung Quốc – Hồng Kông và thị trường Nhật Bản đạt doanh số gần tương đương nhau, khoảng 1.6 tỷ USD. Thị trường EU đến cuối tháng 11 đã mang về cho thuỷ sản Việt Nam trên 1.2 tỷ USD và Hàn Quốc mang về trên 882 triệu USD.

Khối các nước CPTPP (bao gồm cả Nhật Bản), chiếm trên 26% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với gần 2.7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, tăng 34% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, thành tựu trên 10 tỷ USD tính đến cuối tháng 11 là kết quả của sự tăng trưởng mạnh 3 quý đầu năm, với thuận lợi nhu cầu thị trường, giá xuất khẩu tăng, nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho đơn hàng.

Tuy nhiên, giai đoạn nửa cuối năm tăng trưởng xuất khẩu đã chậm lại, nhu cầu thị trường tụt dốc, thể hiện rõ rệt nhất ở kết quả xuất khẩu trong quý 4. Trong tháng 10, xuất khẩu thuỷ sản chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, sang tháng 11/2022 thấp hơn hẳn 14% so với tháng 11/2021.

Dự báo, tháng 12, xuất khẩu thuỷ sản sẽ giảm sâu hơn nữa và đà sụt giảm kéo dài sang năm 2023. Lạm phát ảnh hưởng nặng nề đến các thị trường nhập khẩu, khiến nhu cầu mua hàng cho giai đoạn quý 1 năm tới gần như đình trệ.

Nhiều DN thuỷ sản cho biết, đơn hàng sụt giảm mạnh không chỉ đối với các mặt hàng giá cao như tôm sú, tôm chân trắng cỡ lớn, hải sản cao cấp như mực, bạch tuộc, cá ngừ…, mà cả các sản phẩm có giá vừa phải như tôm cỡ nhỏ, cá tra, cá biển nhỏ, chả cá, surimi…cũng đều bị giảm đáng kể nhu cầu cho quý tới.

Vũ Hạo (Theo VASEP)

FILI

Các tin tức khác

>   Nhập khẩu bông suy yếu, ngành dệt may trong nước gặp áp lực (30/11/2022)

>   Giá thịt lợn thất thường: Điều hành tù mù? (30/11/2022)

>   Rau quả Trung Quốc, Mỹ ồ ạt vào Việt Nam (29/11/2022)

>   Tổng Thư ký VASEP nhận diện thách thức của ngành thủy sản 2023 (30/11/2022)

>   TS Đinh Thế Hiển: Đến quý 1/2023 thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ ổn định trở lại (29/11/2022)

>   Công bố xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Hoa Kỳ (27/11/2022)

>   Gạo ngon nhất thế giới rồi sao nữa? (25/11/2022)

>   Indonesia muốn mua 500.000 tấn gạo, cơ hội cho công ty Việt (24/11/2022)

>   Đề xuất sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo (21/11/2022)

>   Xuất hiện tình trạng gạo Campuchia, Ấn Độ ồ ạt vào Việt Nam (21/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật