Thứ Năm, 29/12/2022 09:08

GDP 2022 của Việt Nam tăng 8.02%, điểm sáng của kinh tế thế giới

Không nằm ngoài dự báo của các chuyên gia, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2022 đạt 8.02%. Với mức tăng này, kinh tế Việt Nam là điểm sáng của thế giới năm 2022.

Xuất nhập khẩu là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2022, theo đó tổng sản phẩm trong nước quý 4/2022 ước tính tăng 5.92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4.7% và 5.17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 các năm 2011-2019.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4.22%; khu vực dịch vụ tăng 8.12%. Về sử dụng GDP quý 4/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.12% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 82.6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5.61%, đóng góp 43.78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6.14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4.83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26.38%.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8.02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại. Trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.36%, đóng góp 5.11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.78%, đóng góp 38.24%; khu vực dịch vụ tăng 9.99%, đóng góp 56.65%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, trong đó sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, xuất khẩu nông sản đạt kết quả ấn tượng do nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Ngành nông nghiệp tăng 2.88%, đóng góp 0.27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6.13%, đóng góp 0.03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4.43%, đóng góp 0.12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8.10%, đóng góp 2.09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7.45%, đóng góp 0.04% điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7.05%, đóng góp 0.26 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 5.19%, đóng góp 0.17 điểm phần trăm. Ngành xây dựng tăng 8.17%, đóng góp 0.59 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9.99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10.15% so với năm trước, đóng góp 0.97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11.93%, đóng góp 0.69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40.61%, đóng góp 0.79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9.03%, đóng góp 0.53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7.80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7.6%, làm giảm 0.13 điểm phần trăm do dịch COVID-19 đã được kiểm soát nên chi cho phòng, chống dịch bệnh giảm so với năm 2021.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11.88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38.26%; khu vực dịch vụ chiếm 41.33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8.53%.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.18% so với năm 2021, đóng góp 49.32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5.75%, đóng góp 22.59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4.86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2.16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28.09%.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95.6 triệu đồng/người, tương đương 4,110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188.1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021). Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4.8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26.2%, cao hơn 0.1 điểm phần trăm so với năm 2021).

Nhật Quang

FILI 

Các tin tức khác

>   Lạm phát năm 2022 dưới 4% (29/12/2022)

>   Những chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 1 năm 2023 (27/12/2022)

>   Bộ Chính trị phê bình nghiêm khắc Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (27/12/2022)

>   Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu 5 giải pháp trọng tâm phát triển thị trường vốn minh bạch năm 2023 (27/12/2022)

>   'Ẩn số' lạm phát cơ bản (26/12/2022)

>   Những dấu ấn giúp Việt Nam kiềm chế lạm phát trong năm 2022 (25/12/2022)

>   Trung Quốc mở cửa có thể tác động trực tiếp đến GDP Việt Nam trong năm 2023 (25/12/2022)

>   HSBC dự báo lãi suất tái cấp vốn sẽ nâng lên mức 7.0% vào giữa 2023 (22/12/2022)

>   Thử thách năm 2023 (22/12/2022)

>   Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bị đề nghị kỷ luật (21/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật