Thứ Tư, 30/11/2022 15:57

Vì sao doanh nghiệp giảm vay ngoại tệ?

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, trong 2 tháng gần đây, dư nợ cho vay ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn có xu hướng giảm do nhiều doanh nghiệp tranh thủ trả nợ như một cách giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, tính đến hết tháng 10, dư nợ cho vay ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đạt hơn 192.036 tỷ đồng (quy đổi) giảm hơn 1.870 tỷ đồng so với tháng 9/2022 và giảm 10.335 tỷ đồng so với tháng 8.

Số liệu thống kê cũng ghi nhận doanh số mua bán ngoại tệ của các tổ chức kinh tế trong mấy tháng gần đây tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM cũng giảm, trong đó tháng 10 doanh số mua ngoại tệ giảm 2,2% so với tháng 9 và giảm 17,4% so với tháng 8/2022; doanh số bán ngoại tệ tháng 10 giảm 12,4% so với tháng 9 và giảm 22% so với tháng 8/2022.

Doanh nghiệp giảm vay ngoại tệ

Chính phủ chủ trương chống đô la hóa nền kinh tế, chuyển dần từ quan hệ huy động - cho vay, sang mua - bán ngoại tệ. Theo Thông tư 42, từ 1/10/2019 việc cho vay ngoại tệ chỉ còn thực hiện dưới dạng cho vay ngắn hạn, không cho vay trung dài hạn. Trong đó, bốn nhóm khách hàng được phép vay vốn ngắn hạn, gồm cho vay để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ để thực hiện sản xuất kinh doanh; cho vay đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công Thương giao hạn mức hàng năm; vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn trong nước cho hoạt động sản xuất xuất khẩu; cho vay đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy, trong cho vay ngoại tệ hiện ngân hàng chỉ còn cấp các khoản vay ngắn hạn, phổ biến ở các kỳ hạn 3 và 6 tháng, mỗi ngân hàng lại có những sản phẩm tín dụng phù hợp, như VietinBank có thế mạnh về cho vay đầu tư trồng cây công nghiệp như cao su, gạo, hạt điều… Vietcombank cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ hải sản… Hay như Agribank cho vay ngoại tệ lãi suất ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khu công nghiệp - khu chế xuất.

Sacombank cho vay ngoại tệ đối với các công ty làm hàng xuất khẩu theo phương thức L/C (thanh toán bằng thư tín dụng hoặc tín dụng thư). Phương thức này cũng được nhiều ngân hàng sử dụng đối với doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo khoản vay. Các ngân hàng còn đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thu mua, sản xuất chế biến hải sản…

Thực tế cho thấy khi được vay ngoại tệ, doanh nghiệp có thêm điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Hiện ngân hàng cung cấp đa dạng các loại ngoại tệ cho khách hàng lựa chọn khi vay ngoại tệ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đồng tiền các nước có nhiều biến động như hiện nay, các ngân hàng khuyến khích khách hàng ký kết thêm hợp đồng phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Uyên Phương

Tiền phong

Các tin tức khác

>   PVcomBank và EVNNPC ký kết hợp tác toàn diện cùng hỗ trợ phát triển (30/11/2022)

>   VIB bổ sung thuế 9.7 tỷ đồng cho 3 năm 2019, 2020 và 2021 (30/11/2022)

>   Để doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh với thẻ tín dụng đa tiện ích của Sacombank (30/11/2022)

>   Bẫy tín dụng "rình" người khó (30/11/2022)

>   HDBank Đắk Bla – Dòng sông chảy ngược vun đắp đại ngàn (29/11/2022)

>   Đến lúc nới tín dụng? (29/11/2022)

>   Thẻ tín dụng doanh nghiệp Sacombank: Từ khơi thông nguồn vốn đến chi tiêu hiệu quả (28/11/2022)

>   Lừa cài đặt tài khoản nhằm chiếm đoạt tiền của người cao tuổi (28/11/2022)

>   Giảm lãi suất cho vay lên đến 3.5%/năm, HDBank hỗ trợ khách hàng tăng tốc cuối năm 2022 (28/11/2022)

>   SeABank đồng hành cùng phụ nữ Việt (28/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật