Thứ Tư, 23/11/2022 08:37

OECD: Tăng trưởng toàn cầu giảm sút do lạm phát cao tiếp tục kéo dài

Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm từ 3,1% trong năm 2022 còn 2,2% vào năm sau do lạm phát cao, trước khi phục hồi nhẹ và tăng 2,7% trong năm 2024. Đây là dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 22/11.

Biển quảng cáo gần Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo OECD, kinh tế thế giới đang mất đi động lực tăng trưởng do các cuộc khủng hoảng từ xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, niềm tin của người tiêu dùng suy giảm và vẫn còn nhiều yếu tố khó đoán định trong tương lai.

Nhà kinh tế trưởng của OECD, ông Alvaro Santos Pereira khẳng định kinh tế thế giới đang quay cuồng trong cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất kể từ những năm 70 của thế kỷ trước, và cú sốc năng lượng đã khiến lạm phát lên mức cao chưa từng thấy trong nhiều năm qua, và điều này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn thế giới.

OECD dự báo lạm phát của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ vẫn trên mức 8% trong quý IV năm nay trước khi giảm xuống 5,5% vào năm 2023 và 2024. Riêng Anh sẽ trở thành nền kinh tế kém nhất trong nhóm G20 (trừ Nga) trong hai năm tới. Phóng viên thường trú tại London cho biết, OECD đánh giá GDP của Anh sẽ giảm 0,4% vào năm 2023 và chỉ tăng 0,2% vào năm 2024.

Nhà kinh tế trưởng OECD Pereira nhấn mạnh chống lạm phát phải là ưu tiên hàng đầu. OECD khuyến nghị thắt chặt chính sách tiền tệ ở những quốc gia nơi giá cả vẫn tăng cao và nhắm mục tiêu các biện pháp hỗ trợ cho các gia đình và doanh nghiệp để tránh làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát, với chi phí năng lượng có thể vẫn ở mức cao và không ổn định trong một thời gian.

OECD cũng kêu gọi tăng tốc đầu tư vào việc áp dụng và phát triển các nguồn và công nghệ năng lượng sạch để giúp đa dạng hóa nguồn cung.

Việc vận chuyển khí đốt và dầu từ nhà cung cấp lớn là Nga đã bị gián đoạn nghiêm trọng sau cuộc khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Biến động này đã khiến chi phí năng lượng tăng vọt và đẩy lạm phát lên mức cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ ở các nền kinh tế lớn, khiến các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế giá tăng.

Lan Phương - Nguyễn Vân

TTXVN

Các tin tức khác

>   Trung Quốc kêu gọi giới ngân hàng hỗ trợ lĩnh vực bất động sản (23/11/2022)

>   Lỗ thêm lỗ, Disney đưa người cũ về làm CEO, sắp sa thải loạt nhân sự (22/11/2022)

>   Cứu trợ của các chính phủ đối với ngành bất động sản (22/11/2022)

>   Moody’s bất ngờ đóng cửa văn phòng phân tích ở Trung Quốc (22/11/2022)

>   Các nhà quản lý tài sản lớn ở Phố Wall lo ngại Mỹ rơi vào lạm phát đình trệ (22/11/2022)

>   Thương mại châu Âu – Mỹ bùng nổ giữa cơn biến động kinh tế toàn cầu (22/11/2022)

>   Trung Quốc nhập gần 60 tỷ USD năng lượng từ Nga (21/11/2022)

>   Những vấn đề nổi bật châu Á phải đối mặt khi các quan chức Fed tỏ ra 'diều hâu' hơn (21/11/2022)

>   Các hãng xe điện đốt tiền mặt, lỗ lớn (21/11/2022)

>   Nguy cơ suy thoái kéo dài, các hãng chip cắt giảm chi tiêu vốn hàng tỷ đô (20/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật