Thứ Ba, 22/11/2022 08:25

Những kỷ lục về tiền tại kỳ World Cup đắt chưa từng có

Qatar chi hàng trăm tỷ USD cho World Cup, với chi phí xây sân vận động đã lên tới 6,5-10 tỷ USD. Tổng giải thưởng là 440 triệu USD, riêng đội vô địch nhận 42 triệu USD.

Theo Forbes, hồi năm 2017, ông Ali Shareef Al Emadi - Bộ trưởng Tài chính Qatar thời điểm đó - tiết lộ nước này tiêu tốn 500 triệu USD mỗi tuần cho các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ World Cup, bao gồm đường xá, khách sạn và sân vận động.

12 năm sau khi giành quyền đăng cai giải đấu, Qatar đã sẵn sàng chào đón những cầu thủ hàng đầu thế giới cùng khoảng 1 triệu người hâm mộ cuồng nhiệt nhất của họ.

Quốc gia nhỏ bé này đã có thêm 7 sân vận động, 20.000 phòng khách sạn, một tuyến metro và hơn 1.770 km đường mới. Đó là thành quả của một thập kỷ đầu tư và xây dựng không ngừng nghỉ.

Đến nay, đây sẽ là kỳ World Cup đắt nhất lịch sử. Trong vòng 12 năm kể từ ngày giành quyền đăng cai giải đấu, Qatar đã tiêu tốn khoảng 220 tỷ USD, gấp 15 lần chi phí của World Cup 2018 tổ chức tại Nga.

World Cup ở Qatar ảnh 1

Qatar tiêu tốn 500 triệu USD mỗi tuần để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2022. Riêng chi phí xây dựng 7 sân vận động đã lên tới 6,5-10 tỷ USD. Ảnh: Reuters.

6,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD là khoản tiền ước tính mà Qatar đã chi để xây 7 sân vận động trong kỳ World Cup 2022. Sau giải đấu, các phần của sân bóng sẽ được tháo dỡ và quyên góp cho những quốc gia khác.

Các tòa nhà sẽ được chuyển thành trường học, cửa hàng, quán cà phê, phòng tập hoặc phòng khám.

Một trong số các sân vận động được xây bằng những container có thể tái chế, dễ dàng tháo dỡ và vận chuyển.

Còn theo Moscow Times, tổng chi phí liên quan đến việc đăng cai World Cup của Nga chỉ 14,2 tỷ USD. Những hạng mục lớn nhất bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông (6,11 tỷ USD), xây dựng sân vận động (3,45 tỷ USD) và chỗ ở (680 triệu USD).

Trong khi đó, 42 triệu USD sẽ là tiền thưởng dành cho đội vô địch, cao nhất từ trước đến nay. FIFA cho phép các đội tự quyết định tiền thưởng đối với từng cầu thủ.

World Cup ở Qatar ảnh 2

Toàn bộ tiền thưởng cho kỳ World Cup tại Qatar là 440 triệu USD, tăng từ mức 400 triệu USD vào năm 2018. Ảnh: Reuters.

Toàn bộ tiền thưởng cho kỳ World Cup tại Qatar là 440 triệu USD, tăng từ mức 400 triệu USD vào năm 2018. Để so sánh, tổng giải thưởng của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2019 chỉ 30 triệu USD.

Năm nay, FIFA chi trả 1,7 tỷ USD cho World Cup, đa số là tiền thưởng. Các chi phí hoạt động như khách sạn - hậu cần và truyền hình lần lượt là 322 triệu USD247 triệu USD.

Trong khi đó, FIFA dự kiến thu về 4,7 tỷ USD từ World Cup. Bản quyền phát sóng và tiếp thị được dự báo mang lại lần lượt 2,64 tỷ USD1,35 tỷ USD.

Cơ quan này dự kiến thu thêm 500 triệu USD nữa nhờ bán vé và một số hoạt động kinh doanh khác.

209 triệu USD là khoản tiền mà mỗi câu lạc bộ bóng đá trên khắp thế giới nhận được từ quỹ đào tạo cầu thủ của FIFA. Mỗi người sẽ có trung bình 10.000 USD/ngày. Quỹ đã tăng gấp 3 kể từ kỳ World Cup 2014 ở Brazil.

World Cup ở Qatar ảnh 3

Qatar bỏ hàng trăm triệu USD để thuê cựu danh thủ Anh quảng cáo cho World Cup 2022. Ảnh: Reuters.

Tại World Cup 2022, cầu thủ được trả lương cao nhất là Kylian Mbappé của Pháp. Anh sẽ kiếm được 110 triệu USD trong năm nay theo hợp đồng với Paris Saint-Germain. Theo ước tính của Forbes, Mbappé có thể bỏ túi thêm 18 triệu USD nhờ các hợp đồng bên ngoài sân cỏ.

Trong kỳ World Cup năm nay, Mbappé cũng sẽ kiếm thêm một khoản tiền thưởng tùy vào việc Pháp đi bao xa.

Theo nhiều nguồn tin, cựu cầu thủ Anh David Beckham được Qatar trả 277 triệu USD để làm đại sứ cho World Cup 2022, trả dần trong vòng 10 năm.

Theo Hiệp hội Cờ bạc Mỹ, chỉ riêng tại Mỹ, giá trị của các ván cược vào World Cup năm nay dự kiến lên tới 1,8 tỷ USD. Hơn 20 triệu người Mỹ có khả năng đặt cược vào giải đấu này.

Thảo Phương

ZING

Các tin tức khác

>   Phục vụ đi lại dịp Tết Quý Mão 2023: Sẵn sàng tăng chuyến (22/11/2022)

>   'Sờ gáy' loạt điểm bán hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng (21/11/2022)

>   Du thuyền của FLC hạ giá còn 34,6 tỷ đồng vẫn ế khách (21/11/2022)

>   Tôi thuê nhà chục triệu/tháng và mắc bẫy 'lạm phát lối sống' (21/11/2022)

>   Hàng không "nóng" cao điểm Tết (21/11/2022)

>   Không để người dẫn đường lạc lối (19/11/2022)

>   Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về sản phẩm mỳ ăn liền Gấu Đỏ (18/11/2022)

>   Người trẻ Trung Quốc vắt kiệt sức mong tiết kiệm, nhưng không đủ (18/11/2022)

>   Một công ty đa cấp bị tước giấy phép, phạt gần 400 triệu đồng (16/11/2022)

>   YouTube tìm cách xoay sở trước bối cảnh quảng cáo số suy thoái (16/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật