Thứ Sáu, 18/11/2022 10:01

Bộ Công Thương yêu cầu báo cáo về sản phẩm mỳ ăn liền Gấu Đỏ

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan công bố lô hàng mỳ Gấu Đỏ nhập khẩu qua kiểm tra tại cửa khẩu phát hiện hàm lượng Etylen oxit không phù hợp với tiêu chuẩn.

Yêu cầu báo cáo về mì ăn liền Gấu Đỏ do phát hiện hàm lượng EO không phù hợp tiêu chuẩn

Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu đơn vị sản xuất mỳ ăn liền Gấu Đỏ khẩn trương báo cáo về quy trình, công nghệ sản xuất do phát hiện có mối nguy chất cấm EO.

Ngày 15/11, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan-Trung Quốc (TFDA) công bố lô hàng 500 CTN (945kg) mỳ ăn liền tôm chua thương hiệu Gấu Đỏ (Sour-Hot Shrime Flavor Instant Noodles) của nhà sản xuất/xuất khẩu Asia Foods Corporation do doanh nghiệp Qian Yu Food Enterprise Co., Ltd (Địa chỉ: 1 F., No. 44, Ln. 1, Xing’an Rd., 17th Neighborhood, Xinyuan Township, Pingtung County 93243, Taiwan) nhập khẩu, qua kiểm tra tại cửa khẩu phát hiện hàm lượng Etylen oxit không phù hợp với tiêu chuẩn.

Cụ thể, hàm lượng Etylen oxit được phát hiện lần này không chỉ trên gói gia vị (3,438 mg/kg) mà còn phát hiện cả vắt mì (0,107 mg/kg) https://udn.com/news/story/7193/6766181).

Để giữ uy tín của sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, Bộ Công Thương đề nghị Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu khẩn trương báo cáo thông tin về các loại sản phẩm thực phẩm (tên sản phẩm, số lượng, lô sản xuất, hạn sử dụng, thị trường xuất khẩu, bản sao hồ sơ tự công bố thực phẩm kèm theo kết quả kiểm nghiệm) do công ty sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) trong năm 2022 và quy trình công nghệ sản xuất mỳ ăn liền của Công ty.

Bên cạnh đó, đánh giá nguy cơ về khả năng xuất hiện Etylen oxit trong các sản phẩm mỳ ăn liền do Công ty sản xuất, kinh doanh kèm theo biện pháp kiểm soát tương ứng.

Để tránh thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng lâu dài đến uy tín trong hoạt động thương mại, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu cần hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ về các quy định, các biện pháp TBT, SPS liên quan đến sản phẩm của từng thị trường thông qua hệ th ng các cơ quan, tổ chức hỗ trợ, tư vấn.

Điều đó sẽ giảm thiểu tối đa cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí, nhất là khi sản phẩm đã xuất khẩu đi nhưng bị áp dụng các quyết định thu hồi, kiện bồi thường vì không đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu gửi báo cáo của Công ty về Bộ Công Thương trước ngày 25/11/2022./.

Uyên Hương

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Người trẻ Trung Quốc vắt kiệt sức mong tiết kiệm, nhưng không đủ (18/11/2022)

>   Một công ty đa cấp bị tước giấy phép, phạt gần 400 triệu đồng (16/11/2022)

>   YouTube tìm cách xoay sở trước bối cảnh quảng cáo số suy thoái (16/11/2022)

>   Đỏ mắt tìm vé giá rẻ dịp Tết (16/11/2022)

>   Estée Lauder chi 2.8 tỷ USD mua hãng thời trang Tom Ford (16/11/2022)

>   Công nhân mất việc làm, rời khu công nghiệp về quê (16/11/2022)

>   TP.HCM cho áp dụng khuyến mại đến 100% (14/11/2022)

>   Người Mỹ giữ gần 5.000 tỷ USD tiền mặt (14/11/2022)

>   Lần đầu trong lịch sử Alibaba giấu doanh số bán hàng lễ độc thân (12/11/2022)

>   Mùa mua sắm lễ độc thân ảm đạm ở Trung Quốc (12/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật