Thứ Hai, 14/11/2022 20:46

Luật Thanh tra sửa đổi: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày

Theo Luật Thanh tra sửa đổi, đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

Ngày 14-11, tai kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi).

Luật Thanh tra (sửa đổi) đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Theo đó, Tổng TTCP là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Luật Thanh tra sửa đổi: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày - Ảnh 1.

Tổng TTCP Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Tổng TTCP có một số nhiệm vu, quyền hạn như: Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo TTCP thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, Tổng TTCP trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chương trình thanh tra; ban hành kế hoạch thanh tra của TTCP và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện. Luật cũng quy định Tổng TTCP quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc thanh tra đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Tổng TTCP quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của thanh tra bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ hoặc thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tổng TTCP có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc đề nghị bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, chấn chỉnh, khắc phục sai phạm trong ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do TTCP phát hiện qua thanh tra.

Ngoài ra, Tổng TTCP sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Tổng TTCP có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Cũng theo Luật Thanh tra (sửa đổi) vừa được thông qua, Tổng TTCP có trách nhiệm phối hợp với Tổng Kiểm toán nhà nước để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước.

Hàng năm, TTCP và Kiểm toán nhà nước đánh giá, tổng kết việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán nhà nước để khắc phục khi xây dựng kế hoạch, trong thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm toán cho năm tiếp theo.

Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này cũng quy định cụ thể về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra. Theo đó, chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của TTCP với cơ quan thanh tra khác thì TTCP tiến hành thanh tra.

Cũng tại luật này, đối với cuộc thanh tra do TTCP tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

Về công khai kết luận thanh tra, luật quy định phải thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do TTCP tiến hành, thì phải thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương.

Theo Luật Thanh tra (sửa đổi), chậm nhất vào ngày 30-9 hằng năm, Tổng TTCP trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chương trình thanh tra của năm sau.

Chậm nhất vào ngày 25-10 hằng năm, căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, Tổng TTCP có trách nhiệm hướng dẫn thanh tra bộ, thanh tra tỉnh xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của bộ, kế hoạch thanh tra của tỉnh.

Minh Chiến - Văn Duẩn

Người lao động

Các tin tức khác

>   Đông Nam Á là lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp Đức muốn dịch chuyển sản xuất (14/11/2022)

>   Cựu Chủ tịch AIC dàn 'quân xanh', chỉ đạo 'thổi giá' gấp 2 lần ra sao? (14/11/2022)

>   Hãng sữa lớn của Nhật Bản tính mở rộng ở Việt Nam (14/11/2022)

>   Du lịch tăng tốc thu hút khách quốc tế (14/11/2022)

>   Sản lượng điện 10 tháng của EVN đạt gần 226 tỷ kWh, tăng 6.1% (13/11/2022)

>   Cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai khai tạo điều kiện cho AIC vì muốn nữ Chủ tịch hỗ trợ xin vốn Trung ương (13/11/2022)

>   Vụ Thuduc House: Bắt Chủ tịch Công ty Phương Nam (13/11/2022)

>   Bộ Công an yêu cầu cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra đầu thú (12/11/2022)

>   197 dự án TP.HCM kêu gọi đầu tư năm 2022 'đụng đâu cũng kẹt' (12/11/2022)

>   Phấn đấu năm 2030 kinh tế khu vực đô thị đóng góp 85% vào GDP cả nước (12/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật