Thứ Bảy, 12/11/2022 10:00

197 dự án TP.HCM kêu gọi đầu tư năm 2022 'đụng đâu cũng kẹt'

Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cũng đề nghị các sở ngành có liên quan phải tham mưu để giải quyết những khó khăn đang gặp phải giúp cho việc kêu gọi đầu tư đạt được hiệu quả.

Sáng 11.11, HĐND TP.HCM có buổi giám sát UBND TP.HCM về việc triển khai, thực hiện chủ đề năm 2022: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Tại buổi giám sát, Phó chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng đề nghị UBND TP.HCM thông tin thêm về tiến độ cũng như vướng mắc nếu có khi thực hiện 197 dự án mà TP.HCM kêu gọi đầu tư năm 2022.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết, 197 dự án thuộc danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2022 mà UBND TP.HCM chấp thuận hồi giữa tháng 6.2022 với tổng vốn đầu tư hơn 943.000 tỉ đồng (gần 43 tỉ USD) thuộc các lĩnh vực hạ tầng giao thông; môi trường, xử lý rác, giảm ngập nước; nông nghiệp; công nghiệp; thương mại, dịch vụ; chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở, tái định cư… Tuy nhiên đến nay, các dự án này vẫn chưa đủ điều kiện để tổ chức kêu gọi đầu tư.

“Hiện các dự án này chỉ có tên, vị trí, diện tích, mục tiêu, tổng mức đầu tư dự kiến… Bây giờ nếu không chỉnh lý thì khi kêu gọi, nhà đầu tư hỏi gì mình cũng kẹt, hỏi gì mình cũng không biết, rất dễ gây chán nản cho nhà đầu tư”, ông Hoan nói.

Cụ thể, trong số 197 dự án có dự án đầu tư công, dự án đầu tư tư nhân và dự án đầu tư tư nhân trên đất công. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa phân định rõ loại dự án, điều này dẫn đến khó xác định nguồn lực đầu tư, pháp lý. Trong khi đó, nhiều dự án nằm trong cảnh vướng quy hoạch cũ và quy hoạch mới. Có nhiều nơi đã dừng quy hoạch cũ và các cơ quan có thẩm quyền gặp lúng túng trong thời điểm giao thời. Hoặc quy hoạch đã có nhưng hiện trạng sử dụng đất không còn như cũ.

“Chưa kể, các dự án này phần lớn nằm trên diện tích đất “chưa sạch”, tức chưa hoàn tất việc thu hồi. Nhưng việc thu hồi lại gặp khó vì nếu TP.HCM muốn có đất sạch để giao cho nhà đầu tư thì phải “bơm tiền” để thu hồi đất. Khi đó, dự án sẽ trở thành đầu tư công do có yếu tố vốn nhà nước”, ông Hoan nói. Song song đó, việc đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư sử dụng đất rất quan trọng và cần có tiêu chí khi đưa một dự án ra đấu thầu.

Theo lãnh đạo UBND TP.HCM, cần khuyến khích các nhà đầu tư đề xuất dự án; đề xuất thiết kế, phương án nào là đẹp, khai thác có hiệu quả và TP.HCM sẽ lựa chọn ra phương án tốt nhất.

Phó chủ tịch HĐNĐ TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cũng đề nghị các sở ngành có liên quan phải tham mưu để giải quyết những khó khăn đang gặp phải giúp cho việc kêu gọi đầu tư đạt được hiệu quả.

Phạm Thu Ngân

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Phấn đấu năm 2030 kinh tế khu vực đô thị đóng góp 85% vào GDP cả nước (12/11/2022)

>   Việt Nam không còn nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ (11/11/2022)

>   Cần bổ sung chế tài đối với trường hợp trả lại vốn kế hoạch hàng năm (11/11/2022)

>   Công bố báo cáo ảnh hưởng của Hiệp định RCEP tới định hình chuỗi cung ứng ở Việt Nam (11/11/2022)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất (10/11/2022)

>   Hơn 70 lãnh đạo cấp cao đại diện doanh nghiệp đầu ngành xây dựng và vật liệu xây dựng thảo luận về kịch bản 2023 (11/11/2022)

>   8 giờ từ TP.HCM ra Hà Nội, đường sắt cao tốc có thể cạnh tranh với máy bay? (10/11/2022)

>   Địa phương đề xuất làm sân bay mới: Đừng 'chiều' nhà đầu tư bằng mọi giá! (10/11/2022)

>   Tạm đình chỉ điều tra vụ tố cáo cha con ông chủ Tân Hiệp Phát (09/11/2022)

>   Doanh nghiệp gỗ 'tắc thở' vì sụt giảm đơn hàng, chậm hoàn thuế VAT (09/11/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật