Thứ Năm, 13/10/2022 13:13

Yên Nhật tiếp tục trượt xuống đáy mới khi BOJ duy trì chính sách nới lỏng kỷ lục

Đồng yên tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda tuyên bố sẽ duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ đà phục hồi kinh tế. Động thái này dấy lên những suy đoán liệu các nhà chức trách Nhật Bản có một lần nữa can thiệp để ngăn đà trượt giá của yên hay không.

Yên Nhật nhanh chóng giảm xuống còn 146.86 yên đổi 1 USD sau bình luận vào ngày 12/10 của ông Kuroda, vượt qua mức đáy 24 năm từng được ghi nhận hồi tháng 9 là 145,9 yên đổi 1 USD. Trong tháng 9, chính phủ Nhật Bản đã phải can thiệp trên thị trường tiền tệ bằng cách chi gần 20 tỷ USD để mua yen, đánh dấu đợt can thiệp đầu tiên kể từ năm 1998 đến nay.

“Chúng tôi phải tiếp tục nới lỏng tiền tệ cho đến khi đạt được lạm phát mục tiêu 2% một cách bền vững và ổn định. Nền kinh tế vẫn đang phục hồi sau đại dịch nên chúng tôi phải tiếp tục hỗ trợ kinh tế phục hồi”, ông Kurroda nói tại một sự kiện của Viện Tài chính Quốc tế ở Washington.

Đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng lên tiếng ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng kỷ lục của BOJ này bất chấp đồng yên đang lao đốc trong năm nay, Financial Times đưa tin.

BOJ là một trong số ít ngân hàng trung ương còn lại trên thế giới duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Phát biểu của ông Kuroda một lần nữa khẳng định BOJ sẽ không sớm rời bỏ chính sách nới lỏng của mình. Cũng trong ngày 12/10, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nói với phóng viên sau khi tham dự phiên họp của các bộ trưởng tài chính thuộc nhóm G7 rằng chính phủ sẵn sàng thực hiện các biện pháp mang tính quyết định để ngăn chặn đà giảm giá nhanh của đồng nội tệ. Ông nhấn mạnh sẽ tập trung theo dõi biến động của yên thay vì các mốc tỷ giá, từ đó mới quyết định xem có nên can thiệp tiếp hay không.

Điều này làm gia tăng sự khác biệt giữa chính sách của BOJ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Yếu tố này sẽ gây áp lực giảm lớn lên đồng yên trong thời gian tới, đặc biệt là khi các chiến lược gia dự đoán USD sẽ mạnh hơn nữa khi Mỹ tiếp tục tìm cách ngăn chặn lạm phát.

Trong khi đó, ngân hàng trung ương của phần lớn quốc gia trên thế giới đều đang tích cực nâng lãi suất để ứng phó với lạm phát và bắt kịp với tốc độ thắt chặt chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Giới đầu tư đang đặt cược ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất ít nhất 1.5% cho tới quý 1/2023.

Kim Dung (Theo Bloomberg, Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Dòng tiền nước ngoài đổ vào dồn dập, lo ngại bong bóng tài sản ở Singapore (13/10/2022)

>   Credit Suisse có thể bị thâm hụt vốn 8 tỷ USD vào năm 2024 (13/10/2022)

>   Intel dự kiến sa thải hàng ngàn nhân sự vì mảng PC suy yếu (13/10/2022)

>   Vàng thế giới tăng sau biên bản họp của Fed (13/10/2022)

>   Dầu giảm 3 phiên liên tiếp (13/10/2022)

>   Hãng xe Nissan bán lại mảng kinh doanh ở Nga với giá 1 Euro (12/10/2022)

>   Tỷ phú giàu nhất châu Á muốn huy động 10 tỷ USD từ Temasek, GIC (12/10/2022)

>   Khủng hoảng ở Credit Suisse bắt đầu gây hoảng loạn cho khách hàng (12/10/2022)

>   Vàng thế giới khởi sắc chờ báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ (12/10/2022)

>   Dầu giảm 2% khi Trung Quốc lại bùng phát Covid-19 (12/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật