Thứ Năm, 13/10/2022 07:43

Credit Suisse có thể bị thâm hụt vốn 8 tỷ USD vào năm 2024

Credit Suisse Group có nguy cơ bị thiếu vốn tới 8 tỷ franc Thuỵ Sĩ (8 tỷ USD) vào năm 2024, theo ước tính của các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs. Điều này cho thấy những thách thức mà ngân hàng Thuỵ Sĩ vốn đang gặp khó phải đối mặt khi chuẩn bị thực hiện tái cơ cấu sâu rộng.

Hiện nay, Credit Suisse đang thiếu 4 tỷ franc do nhu cầu tái cấu trúc mảng ngân hàng đầu tư vào thời điểm cần phát sinh vốn tối thiểu, nhóm chuyên gia cho hay. Nói cách khác, ngân hàng sẽ phải thận trọng trong việc huy động vốn.

“Credit Suisse tiếp tục phải đối mặt với những thách thức mang tính chu kỳ và cấu trúc”, nhóm chuyên gia lưu ý, đồng thời duy trì khuyến nghị bán với cổ phiếu này.

Credit Suisse đang tìm cách cắt giảm triệt để hoạt động ngân hàng đầu tư đầy biến động của họ, bằng cách thành lập công ty riêng từ các mảng kinh doanh lớn hoặc bán mảng sản phẩm chứng khoán hoá, nhằm chấm dứt chuỗi bê bối và thua lỗ triền miên trong nhiều năm.

Mặc dù tăng vốn là một trong các phương án đang được cân nhắc, song ban giám đốc của Credit Suisse lại không thực sự muốn phát hành cổ phiếu khi giá cổ phiếu đang ở gần mức thấp kỷ lục, Bloomberg News đưa tin trước đó. Giá đã tăng 2% trong phiên 11/10.

Credit Suisse có hệ số vốn CET1 là 13.5% tính đến ngày 30/06, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu theo quy định quốc tế là 8% và yêu cầu của Thuỵ Sĩ là khoảng 10%. Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng này là một trong những tỷ lệ cao nhất ở châu Âu và Mỹ.

Trước Goldman Sachs, chuyên gia phân tích Flora Bocahut của Jefferies cũng cho rằng Credit Suisse cần phải xây dựng số vốn khoảng 9 tỷ franc trong 2 – 3 năm tới. Tuy nhiên, bà Bocahut kỳ vọng ngân hàng sẽ ưu tiên thanh lý tài sản hơn.

Bloomberg News đưa tin vào ngày 07/10 rằng các nhà thầu đang xếp hàng tham gia chào mua lại mảng sản phẩm chứng khoán hoá của Credit Suisse. Thương vụ này đang thu hút sự quan tâm của một số nhà đầu tư lớn như Pimco, Sixth Street và một nhóm nhà đầu tư bao gồm Centerbridge Partners.

Ngân hàng cũng xem xét mời một nhà đầu tư bên ngoài mua một phần cổ phần và bơm tiền vào công ty con được tách ra từ mảng ngân hàng đầu tư và tư vấn, theo nguồn cận tin.

Một số giải pháp tiềm năng khác cho Credit Suisse là bán mảng quản lý tài sản ở Mỹ Latin, trừ Brazil, các nguồn tin cho hay. Khu vực Mỹ Latin, tính cả Brazil, chiếm khoảng 100 tỷ USD tài sản và khoản nợ của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cân nhắc bán Khách sạn Savoy 200 năm tuổi ở quận tài chính của Zurich. Bất động sản này có thể trị giá 400 triệu franc.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Intel dự kiến sa thải hàng ngàn nhân sự vì mảng PC suy yếu (13/10/2022)

>   Vàng thế giới tăng sau biên bản họp của Fed (13/10/2022)

>   Dầu giảm 3 phiên liên tiếp (13/10/2022)

>   Hãng xe Nissan bán lại mảng kinh doanh ở Nga với giá 1 Euro (12/10/2022)

>   Tỷ phú giàu nhất châu Á muốn huy động 10 tỷ USD từ Temasek, GIC (12/10/2022)

>   Khủng hoảng ở Credit Suisse bắt đầu gây hoảng loạn cho khách hàng (12/10/2022)

>   Vàng thế giới khởi sắc chờ báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ (12/10/2022)

>   Dầu giảm 2% khi Trung Quốc lại bùng phát Covid-19 (12/10/2022)

>   Đã đến lúc các ngân hàng trung ương châu Á chú ý rủi ro tăng trưởng kinh tế (11/10/2022)

>   Phát hành trái phiếu của Thái Lan sẽ đạt kỷ lục trong 2022 (11/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật