Thứ Bảy, 08/10/2022 10:20

WB: Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5" của khủng hoảng nợ

Chủ tịch WB David Malpasscho biết riêng trong năm 202, khoảng 44 tỷ USD tiền nợ ở một số nước nghèo nhất đến hạn phải thanh toán, lớn hơn dòng viện trợ nước ngoài mà các nước có thể hy vọng nhận được.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass. (Nguồn: Reuters)

Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ", đó là nhận định được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đưa ra ngày 7/10.

Theo Chủ tịch Malpass, đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều quốc gia phải vay tài chính nhiều hơn và WB cũng như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nhiều quốc gia đang phải đối mặt hoặc có nguy cơ mắc nợ trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất tăng cao.

Phát biểu với báo giới, quan chức này cho biết riêng trong năm nay, khoảng 44 tỷ USD tiền nợ ở một số nước nghèo nhất đến hạn phải thanh toán, lớn hơn dòng viện trợ nước ngoài mà các nước có thể hy vọng nhận được.

Ông nêu rõ: "Ngay bây giờ, chúng ta đang ở giữa những gì tôi nghĩ là làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ."

Nhận định của Chủ tịch Malpass được đưa ra ít ngày trước khi các nhà hoạch định chính sách tham dự các cuộc họp thường niên của IMF và WB tại Washington (Mỹ).

Ông Malpass kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiều hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, cũng như "minh bạch hơn" về các khoản nợ.

Chủ tịch Malpass cho biết: “Khi chúng ta đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển, chúng ta nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của các nền kinh tế tiên tiến trong việc khôi phục tăng trưởng và hướng tới một môi trường tăng trưởng nhanh hơn. Các nước đang phát triển cũng cần nhiều dòng vốn hơn và mặc dù WB đang mở rộng sự trợ giúp cho các nước, nhưng điều đó là chưa đủ."

Những bình luận của ông Malpass được đưa ra vào thời điểm nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, khi đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng và lãi suất tăng cao, có nguy cơ gây xáo trộn trên toàn cầu và làm chệch hướng các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng việc các nền kinh tế lớn tăng mạnh lãi suất có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc thả lỏng cho lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ còn tồi tệ hơn.

Theo WB, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua 4 làn sóng tích lũy nợ kể từ năm 1970 và nhìn chung đã gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển./.

Thanh Phương

Vietnam+

Các tin tức khác

>   UN: Campuchia vẫn tăng trưởng lành mạnh, không có bẫy nợ phía trước (08/10/2022)

>   Xác suất Fed nâng 75 điểm cơ bản trong tháng 11 tăng lên 82% sau báo cáo việc làm (08/10/2022)

>   Dow Jones giảm hơn 400 điểm sau báo cáo việc làm (07/10/2022)

>   Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 3.5%, Fed sẽ tiếp tục mạnh tay nâng lãi suất? (07/10/2022)

>   Lạm phát ở Argentina có thể vượt 100% (07/10/2022)

>   Kinh tế Anh: một tuần đi tàu lượn (07/10/2022)

>   Các quan chức Fed bác bỏ suy đoán NHTW sẽ sớm ngừng nâng lãi suất (07/10/2022)

>   Financial Times: Đâu là 4 mối nguy đang đe dọa tới kinh tế thế giới? (07/10/2022)

>   Cuộc chiến năng lượng với Nga có thể khiến châu Âu tổn thất 1.600 tỷ euro (07/10/2022)

>   IMF: 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 (07/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật