Petrodollars là gì?
Đồng USD đang gia tăng sức mạnh trên thị trường quốc tế. Cùng tìm hiểu thuật ngữ kinh tế liên quan đến đồng tiền này.
Petrodollars (Dollar dầu lửa) là thuật ngữ kinh tế, mà theo nghĩa rộng là số tiền bằng dollar Mỹ mà các nước xuất khẩu dầu lửa thu được nhờ xuất khẩu dầu lửa; còn theo nghĩa hẹp là cụm từ chỉ số tiền bằng dollar Mỹ mà các nước thành viên OPEC thu được từ xuất khẩu dầu lửa và dùng để đầu tư ở nước ngoài kiếm lời.
Thuật ngữ này xuất hiện từ thời kỳ khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất (1973-1975). Giá dầu khi ấy tăng vọt. Các nước xuất khẩu dầu lửa, nhất là Kuwait, Ả Rập Xê Út và Qatar, thu bội tiền, nhưng đầu tư và chi tiêu tài chính trong nước không dùng hết số tiền đó. Số dollar dôi dư đó được các nước đưa vào các quỹ đầu tư hoặc các ngân hàng thương mại để đầu tư vào thị trường tài chính quốc tế, nhất là thị trường tài chính ở Hoa Kỳ, để kiếm lời. Từ đó Mỹ và Saudi Arab đồng ý thiết lập giá dầu bằng đô la Mỹ. Điều đó có nghĩa là bất kì quốc gia nào muốn mua dầu từ chính phủ Saudi Arabia sẽ phải đổi tiền nước mình thành đôla Mỹ để có thể thanh toán cho dầu mỏ. Sau này các nước OPEC còn lại cũng làm theo và yết giá dầu của họ bằng đồng tiền của Mỹ.
Do về bản chất petrodollars chính là đôla Mỹ, nên các nước xuất khẩu dầu mỏ có dự trữ tiền tệ bằng đồng đôla Mỹ lớn. Những khoản tiền thặng dư này cần được tái chế, có nghĩa là chúng có thể được chuyển vào tiêu dùng và đầu tư trong nước, cho các nước khác vay hoặc được đầu tư vào Mỹ thông qua việc mua trái phiếu và tín phiếu Mỹ - quá trình này gọi là tái chế petrodollars. Quá trình này giúp tăng thêm thanh khoản cho thị trường tài chính Mỹ; còn các nước xuất khẩu giảm bớt sự phụ thuộc vào doanh thu từ dầu.
Trạng Chứng
FILI
> Tỷ lệ lạm phát tại Đức cao nhất trong 70 năm qua (30/09/2022)
> ECB cân nhắc tiếp tục tăng thêm lãi suất vào tháng 10 và tháng 12 (29/09/2022)
> Grab dự kiến hoà vốn vào nửa cuối năm 2024 (28/09/2022)
> OECD dự báo Nga và Đức rơi vào suy thoái khi triển vọng kinh tế toàn cầu u ám (28/09/2022)
> 'Ông lớn' vận tải biển chạy đua… lên bầu trời (28/09/2022)
> Đòn giáng mới với kinh tế Trung Quốc (28/09/2022)
> Trung Quốc gặp khó trong việc xoa dịu đà tăng giá lithium (26/09/2022)
> Khủng hoảng dồn dập ở các nước nghèo đẩy số tiền cho vay giải cứu của IMF lên mức cao kỷ lục (27/09/2022)
> Nỗi lo suy thoái bao trùm kinh tế toàn cầu (27/09/2022)
> Hơn 80 quốc gia đã nâng lãi suất, kinh tế toàn cầu đối mặt suy thoái? (26/09/2022)