Thứ Tư, 28/09/2022 11:31

OECD dự báo Nga và Đức rơi vào suy thoái khi triển vọng kinh tế toàn cầu u ám

Đức, cường quốc công nghiệp của EU, dự kiến rơi vào suy thoái vào năm tới, trong khi Nga là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

OECD đã đưa ra dự báo ảm đạm về triển vọng kinh tế châu Âu và thế giới. Ảnh: EP

Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, hóa đơn năng lượng tăng vọt và lạm phát kỷ lục đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, gây ra một "giai đoạn tăng trưởng chậm" kéo dài.

Đức, nền kinh tế số 1 EU, dự kiến rơi vào suy thoái vào năm tới. "Triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã trở nên u ám", OECD cho biết trong một báo cáo có tiêu đề "Trả giá vì xung đột" được công bố vào đầu tuần này.

Báo cáo của OECD đưa ra một bức tranh ảm đạm về nền kinh tế thế giới: niềm tin kinh doanh, thu nhập thực tế và chi tiêu hộ gia đình đều giảm mạnh trong khi chi phí nhiên liệu, thực phẩm và giao thông tăng mạnh. Lạm phát đã twang vọt, mặc dù sẽ giảm dần trong suốt năm 2023, nhưng vẫn ở mức đặc biệt cao, do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn khi lãi suất tăng mạnh gây tác động.

Đối với châu Âu, dự báo đặc biệt u ám trong trường hợp mùa Đông lạnh hơn bình thường: kho chứa khí đốt sẽ cạn kiệt và giá năng lượng tăng cao, gây ra tình trạng thiếu hụt và tê liệt công nghiệp. "Điều này sẽ đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái cả năm vào năm 2023", OECD lưu ý trong trường hợp mùa Đông khắc nghiệt và thực hiện cắt giảm khí đốt.

Tổ chức này cũng cảnh báo về khả năng các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga, một trong những nguồn thu hàng đầu của Moskva có thể gây ra "nhiều xáo trộn hơn dự đoán".

Lệnh cấm vận trên toàn EU sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay, khiến khoảng hai triệu thùng các sản phẩm thô và tinh chế của Nga bị loại khỏi thị trường mỗi ngày. Nếu Nga không thể định tuyến lại các nguồn cung cấp này cho các khu vực khác, giá quốc tế sẽ tăng cao, gây thêm áp lực lên các chuỗi cung ứng năng lượng vốn đã biến động.

"Nền kinh tế toàn cầu đã mất đà trong năm nay. Sau khi phản ứng mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, việc trở lại tình trạng kinh tế bình thường hơn dường như là điều có thể xảy ra trước cuộc xung đột Nga - Ukraine", báo cáo lưu ý.

Nga và Đức rơi vào suy thoái

Trong số tất cả các quốc gia được phân tích trong báo cáo, cho đến nay, Nga là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất: Moskva bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây, dự kiến ​​sẽ giảm 5,5% GDP vào năm 2022 và 4,5% vào năm 2023.

Trong khi đó, Đức sẽ kết thúc năm nay với mức tăng trưởng 1,2% nhưng sẽ giảm xuống còn 0,7% trong năm tới. Những lo ngại về suy thoái đang xuất hiện trên khắp nước Đức, nơi cho đến đầu năm nay vẫn là một khách hàng tiêu thụ lớn khí đốt của Nga và hiện đang phải tranh giành để tìm các nhà cung cấp thay thế.

Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) cho biết vào tuần trước: “Các dấu hiệu suy thoái đối với nền kinh tế Đức đang tăng nhanh". Suy thoái được định nghĩa là GDP hai quý suy giảm liên tiếp.

Thiếu nguồn cung năng lượng đang tác động mạnh đến triển vọng kinh tế của châu Âu. Ảnh: RT

Các nền kinh tế châu Âu khác nằm trong nghiên cứu của OECD có triển vọng khả quan hơn một chút. Pháp, Italy và Tây Ban Nha sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2023, lần lượt là 0,6%, 0,4% và 1,5%, có nghĩa là họ có thể rơi vào suy thoái tại một thời điểm nhưng vẫn kết thúc năm với mức tăng trưởng dương vừa phải.

Khu vực đồng euro được dự báo sẽ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022 và 0,3% vào năm 2023. Lạm phát sẽ ở trung bình 6,2% trong năm tới, gấp ba lần mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu đề ra.

Những ước tính bi quan này có thể xấu đi nếu cuộc khủng hoảng năng lượng diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn. "Sự không chắc chắn vẫn ở mức cao. Tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng hơn, đặc biệt là khí đốt, có thể làm giảm tăng trưởng ở châu Âu thêm 1,25 điểm phần trăm vào năm 2023", OECD cho biết.

Ngoài khối, OECD dự kiến ​​Mỹ tăng trưởng 0,5% vào năm tới, trong khi Anh sẽ là 0%. Nhật Bản, Canada, Argentina, Brazil, Nam Phi và Mexico đều sẽ có tỷ lệ giới hạn, dưới mốc 2%.

Trung Quốc, một động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới đang theo đuổi chính sách zero-COVID, sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2022 và sau đó tăng tốc lên 4,7% vào năm 2023.

Mặt khác, Saudi Arabia dường như đang có sự bùng nổ kinh tế, "được thúc đẩy bởi giá năng lượng cao". Quốc gia giàu dầu mỏ này ước tính sẽ tăng gần 10% trong năm nay và 6% trong năm tới.

Nhìn chung, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3% vào năm 2022 và 2,2% vào năm 2023, một mức điều chỉnh giảm so với ước tính trước đó của OECD.

Công Thuận

Báo Tin tức

Các tin tức khác

>   'Ông lớn' vận tải biển chạy đua… lên bầu trời (28/09/2022)

>   Đòn giáng mới với kinh tế Trung Quốc (28/09/2022)

>   Trung Quốc gặp khó trong việc xoa dịu đà tăng giá lithium (26/09/2022)

>   Khủng hoảng dồn dập ở các nước nghèo đẩy số tiền cho vay giải cứu của IMF lên mức cao kỷ lục (27/09/2022)

>   Nỗi lo suy thoái bao trùm kinh tế toàn cầu (27/09/2022)

>   Hơn 80 quốc gia đã nâng lãi suất, kinh tế toàn cầu đối mặt suy thoái? (26/09/2022)

>   Củi - 'loại vàng mới' ở châu Âu (26/09/2022)

>   Các ngân hàng trung ương đồng loạt nâng lãi suất (24/09/2022)

>   Trung Quốc kết án một loạt 'hổ lớn' (24/09/2022)

>   Những vấn đề mới trong gói trừng phạt tiếp theo của EU đối với Nga (24/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật