Thứ Năm, 20/10/2022 06:32

Dầu tăng khi Mỹ định giải phóng dự trữ dầu chiến lược

Giá dầu tăng vào ngày thứ Tư (19/10) do thận trọng về tình trạng nguồn cung khan hiếm đã lấn át tác động tiêu cực của nhu cầu bất định, và thông tin rằng Mỹ sẽ giải phóng nhiều dầu thô hơn từ nguồn dự trữ quốc gia.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent tiến 2.38 USD (tương đương 2.6%) lên 92.41 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.73 USD (tương đương 3.3%) lên 85.55 USD/thùng.

Gary Cunningham, Giám đốc nghiên cứu thị trường tại Tradition Energy, nhận định: “Thực tế, việc giải phóng Dự trữ Xăng dầu chiến lược (SPR) là yếu tố giảm giá trong ngắn hạn, tăng giá trong dài hạn vì cuối cùng bạn sẽ phải mua lại nó. Nhìn chung, thị trường tiếp tục biến động mạnh quanh những tin tức thất thường”.

Trong phiên trước đó, các hợp đồng dầu chạm mức thấp nhất trong 2 tuần, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết có kế hoạch giải phóng 15 triệu thùng dầu từ SPR.

Ông Biden, trong bài phát biểu ngày thứ Tư, lư ý rằng Mỹ có kế hoạch mua lại dầu để dự trữ nếu giá dầu giảm đủ. Việc giải phóng dự trữ dầu sẽ là lần bán cuối cùng từ kế hoạch bán 180 triệu thùng dầu được công bố ngay sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga – Ukraine hồi tháng 02/2022.

Giá dầu đã tăng vọt kể từ khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thống nhất cắt giảm sản lượng 2  triệu thùng/ngày – mặc dù điều này được dự báo sẽ chỉ bao gồm khoảng 1 triệu thùng cắt giảm thực tế.

Dữ liệu định kỳ hàng tuần của Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô tại nước này bất ngờ giảm trong tuần trước – sụt 1.7 triệu thùng, trái ngược hoàn toàn so với dự báo tăng 1.4 triệu thùng. Mức SPR giảm 3.6 triệu thùng xuống chỉ còn hơn 405 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/1984.

Lệnh cấm đang chờ xử lý của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu thô và các sản phẩm dầu Nga cũng như việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác như Nga, được gọi chung là nhóm OPEC+, cũng hỗ trợ giá dầu.

Các lệnh trừng phát của EU đối với dầu thô Nga có hiệu lực vào tháng 12 và lệnh trừng phạt đối với sản phẩm dầu sẽ có hiệu lực vào tháng 02/2023.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Công Thương thu hồi giấy phép của 2 thương nhân phân phối xăng dầu (19/10/2022)

>   Mỹ định xả 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ (19/10/2022)

>   Bloomberg: EU chưa thể áp giá trần khí đốt Nga ngay lập tức (19/10/2022)

>   Dầu quay đầu giảm do lo ngại về nguồn cung Mỹ (19/10/2022)

>   Tổng thống Mỹ Biden định mở kho xăng dầu chiến lược ngay trong tuần này (18/10/2022)

>   Nhiều cây xăng ở TP.HCM lại đóng cửa (18/10/2022)

>   Trung Quốc ngừng bán LNG cho châu Âu và châu Á (18/10/2022)

>   Đề xuất xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ xăng dầu (18/10/2022)

>   Dầu tăng nhẹ trước những tín hiệu tích cự từ Trung Quốc (18/10/2022)

>   Nhiều trạm xăng tại Pháp hết nhiên liệu (17/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật