Thứ Hai, 17/10/2022 20:00

Ba bước cần thiết để các startup dự trữ đủ tiền mặt

Việc tính toán khoảng thời gian cho tới khi doanh nghiệp tiêu hết tiền không đơn giản như bạn nghĩ. Nếu làm sai, công ty của bạn có thể lâm vào cảnh nợ nần sớm hơn dự đoán.

Trước khi doanh nghiệp của bạn mang lại lợi nhuận và tạo ra dòng tiền dương thì có một câu hỏi cơ bản mà bạn nên trả lời được bất cứ lúc nào: Công ty có thể cầm cự được bao lâu? Nhiều nhà sáng lập thường nghĩ sẽ cầm cự được đến lúc số dư tiền mặt của họ bằng 0. Thật không may là rắc rối sẽ xuất hiện trước khi điều đó xảy ra.

Khi số dư tiền mặt của bạn chạm mức nguy hiểm, kiểm toán viên có thể sẽ xếp doanh nghiệp của bạn vào diện "quan tâm thường xuyên". Phía ngân hàng có thể sẽ lo lắng và hạn chế một vài quyền hạn vay tín dụng của bạn. Các nhà cung ứng chủ chốt sẽ trở nên căng thẳng khi bạn bắt đầu kéo dài thời gian thanh toán và thắt chặt các điều khoản tín dụng hoặc thậm chí yêu cầu trả trước tiền trước khi họ giao đơn hàng tiếp theo.

Bạn cần biết được đâu là thời điểm mà số dư tiền mặt thấp khiến bạn có nguy cơ mất quyền kiểm soát công ty của mình. Dưới đây là ba bước thiết yếu để đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn có đủ tiền mặt trong ngân hàng:

1. Tính toán xem tiền mặt hiện có đủ dùng trong bao nhiêu tháng

Ngay từ những ngày đầu thành lập Microsoft, Bill Gates đã khăng khăng phải có ít nhất đủ tiền mặt trong ngân hàng để duy trì hoạt động của công ty trong 12 tháng nếu doanh thu giảm xuống 0. Bill Gates hiểu rằng tiền mặt tương đương với quyền kiểm soát, và ông không bao giờ muốn mình lâm vào tình cảnh phải CẦN tiền từ người khác để đảm bảo sự tồn tại của công ty.

Khi xem xét số dư tiền mặt bạn cần phải có để duy trì doanh nghiệp, hãy sử dụng bảng báo cáo dự đoán hàng tháng cho chi phí hoạt động, mua hàng tồn kho và chi phí vốn. Đừng dựa vào lịch sử chi tiêu. Hầu hết các công ty start-up đang trên đà tăng trưởng sẽ thường xuyên tăng chi phí và các khoản đầu tư, điều đó có nghĩa là các mục tiêu hướng tới tương lai của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

2. Xem xét hai tỷ số đơn giản này mỗi tháng

Chỉ cần nhìn vào số dư tiền mặt của bạn và xem đó như một dấu hiệu của sức khỏe tài chính thì có thể bỏ qua những phần khác của bảng cân đối kế toán. Quan trọng nhất là làm thế nào để cân đo tài sản hiện tại với nợ phải trả hiện tại của bạn, được định nghĩa là nợ phải thanh toán trong 12 tháng tiếp theo? Tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện hành nên là một phần không thể thiếu trong báo cáo hàng tháng của bạn.

Tỷ số thanh toán nhanh đo lường khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của công ty, chẳng hạn như tiền mặt, chứng khoán có thể bán được và các khoản phải thu ("tài sản thanh khoản nhanh"). Công thức tính tỷ số thanh toán nhanh là: Tài sản thanh khoản nhanh / Nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh toán hiện hành là một thước đo ít bảo thủ hơn khi so sánh tất cả tài sản hiện tại của công ty, bao gồm hàng tồn kho và chi phí trả trước với nợ phải trả hiện tại. Công thức tính tỷ số thanh toán hiện hành là: Tài sản lưu động / Nợ phải trả hiện tại.

Những tỷ số này giúp phát hiện những vấn đề tiềm ẩn mà một số dư tiền mặt nhìn có vẻ ổn định có thể che giấu. Ví dụ khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu không đạt doanh số bán hàng, bạn có thể sẽ nới rộng thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp để duy trì số dư tiền mặt nhất định. Các tỷ số thanh toán này có thể nhanh chóng cho bạn biết khi nào các khoản thanh toán trả chậm đó đang tạo ra một mức độ báo động trong các khoản nợ hiện tại và có thể sớm vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Mục tiêu cho các tỷ số này giữa các công ty sẽ khác nhau. Nguy hiểm sẽ xuất hiện nếu tỷ số dưới 1.0. Ban Giám đốc có thể muốn bạn duy trì một tỷ số nhất định để tránh kích hoạt quá trình huy động vốn hoặc bán hàng. Trong ngành có thể có những mức trung bình mà bạn có thể sử dụng để so sánh công ty của mình với các đối thủ.

Giả sử bạn đã có sẵn các khoản nợ, thì cũng cần cân nhắc đến khía cạnh ngân hàng – điều đó dẫn chúng ta đến bước thứ ba.

3. Chú ý đến các giao dịch ngân hàng của bạn và "Điều khoản mặc định"

Một lý do khác đơn giản chỉ ra rằng việc dựa vào số dư tiền mặt hàng tháng là một sai lầm vì có khả năng bạn đã sử dụng các khoản nợ để củng cố tình hình tiền mặt của mình. Kích hoạt một điều khoản mặc định với các công ty cho vay có thể khiến công ty của bạn lâm vào tình trạng bấp bênh.

Trước tiên, hãy lưu ý đến các giao ước tài chính với ngân hàng. Thông thường các giao ước này quy định một tỷ số thanh toán nhanh hoặc thanh toán hiện hành nhất định mà bạn phải duy trì trong suốt thời hạn của khoản vay. Đây là cách của ngân hàng để đảm bảo bạn có đủ thanh khoản để duy trì các khoản thanh toán hiện tại và cuối cùng trả hết nợ.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng khi mất khả năng thanh toán thì một điều khoản mặc định có thể được kích hoạt, cho phép ngân hàng báo nợ và yêu cầu công ty bạn hoàn trả đầy đủ. Quy định này thường được giấu sâu trong trong phần được gọi là "Điều khoản mặc định" ở hợp đồng vay. Mất khả năng thanh toán là một thuật ngữ kỹ thuật có nghĩa là tổng nợ bạn phải trả vượt quá tổng tài sản của bạn. Bạn có thể có tiền mặt trong ngân hàng, thanh toán nợ đúng hạn mà vẫn có khả năng vỡ nợ về mặt kỹ thuật.

Duy trì đủ tiền mặt và mức thanh khoản hợp lý là chìa khóa để luôn kiểm soát được sự phát triển của công ty. Với tư cách là người sáng lập bạn có rất nhiều điều để suy nghĩ nên thật dễ dàng bị lạc trong đống các số liệu báo cáo hàng tuần và báo cáo hiệu suất hoạt động. Khi tất cả đã được giải quyết, hãy dành thêm một chút thời gian mỗi tháng thực hiện các bước này để đánh giá lại tình trạng tài chính của công ty. Việc này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối bất ngờ xảy ra mà có thể thu hẹp các lựa chọn trong tương lai của bạn.

Tuệ Nhiên (Theo Entrepreneur)

FILI

Các tin tức khác

>   Các startup bảo hiểm công nghệ gặp thách thức gì tại Đông Nam Á? (17/10/2022)

>   Thói quen của các triệu phú tự thân (14/10/2022)

>   Lạm bàn về doanh nhân (13/10/2022)

>   Những doanh nhân yêu nước nổi tiếng trong lịch sử (13/10/2022)

>   Chàng trai 27 tuổi gầy dựng công ty triệu đô nhờ kết thân với giới siêu giàu (12/10/2022)

>   Startup bán quần áo cũ của cựu lãnh đạo Be Group gọi vốn triệu đô (12/10/2022)

>   Một edtech của Việt Nam gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư của đồng sáng lập Microsoft (09/10/2022)

>   Câu chuyện khởi nghiệp của Elizabeth Chu, con gái Chủ tịch Vạn Thịnh Phát (20/11/2023)

>   4 bí quyết hàng đầu về xây dựng sự nghiệp của tỷ phú Ray Dalio (09/10/2022)

>   Chiến lược tăng trưởng của các startup kỳ lân đang đến bước ngoặt (08/10/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật