Thứ Tư, 14/09/2022 14:58

TS. Cấn Văn Lực chỉ các lý do khiến tín dụng tăng nóng, ngân hàng chịu nhiều áp lực

Kinh tế phục hồi, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm, giải ngân vốn đầu tư công chậm... là các lý do khiến toàn bộ nhu cầu vốn của nền kinh tế dồn hết vào lĩnh vực ngân hàng.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, năm nay, câu chuyện vốn trở thành vấn đề nóng của kinh tế và doanh nghiệp. Điểm tích cực là nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân tăng lên rõ rệt, nhu cầu thực về vốn của doanh nghiệp, người dân tốt hơn những năm trước.

Đến tháng 4 và 5/2022, các tổ chức tín dụng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ tạm thời cho các tổ chức đó, nên họ phải cơ cấu lại, thu nợ cũ, tính toán hơn cho vay mới… vì vậy, một số khoản vay thời gian qua chậm giải ngân.

Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước cấp tiếp hạn mức tín dụng cho vay để các tổ chức tín dụng cho vay tiếp các dự án còn dở dang. Tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm tăng mạnh, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm 2021, 2020 và 2019 thời điểm trước dịch Covid-19 xảy ra.

Theo chuyên gia này, có nhiều nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng, kinh tế phục hồi tốt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang được Chính phủ chấn chỉnh lại nên thị trường trái phiếu doanh nghiệp suy giảm mạnh, dồn nhu cầu đó sang phía ngân hàng một lần nữa.

Ngoài ra, giá cả nguyên vật liệu tăng, tỷ giá tăng, đồng Việt Nam mất giá so với USD khoảng 2,8% - đây cũng là mức tích cực so với đồng tiền khác, mức mất giá thấp nhất, vì có đồng tiền mất giá hơn 10%. Rõ ràng, chi chi đầu vào của doanh nghiệp tăng, nên doanh nghiệp có thêm nhu cầu vốn để bù đắp khoản tăng thêm đó.

Lý do cuối cùng khiến tín dụng tăng cũng là lý do quan trọng, tức là giải ngân đầu tư công chậm, trong khi kế hoạch giải ngân đầu tư công rất lớn, bình quân gấp rưỡi so với các nhiệm kỳ trước, giải ngân vốn đầu tư công chậm nên hệ luỵ xảy ra, dẫn đến doanh nghiệp nợ đọng lẫn nhau…, nên tín dụng ngân hàng nóng là như vậy.

Tín dụng bất động sản vẫn còn dư địa, song doanh nghiệp không nên phụ thuộc vào ngân hàng

Riêng về tín dụng bất động sản tăng nóng hơn tín dụng chung cả nước với mưức tăng hơn 14% tính đến cuối tháng 7/2022. Trong đó, tín dụng với phân khúc nhà ở tăng 17% và bất động sản đầu tư trên 8%. TS. Cấn Văn Lực cho rằng, hiện tín dụng cho vay bất động sản chiếm 20,6% tổng dư nợ toàn bộ nền kinh tế, với mức này vẫn còn dư địa để tiếp tục cho vay bất động sản, vì các quốc gia khác trên thế giới thông thường chiếm 28-30% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, bất động sản được đánh giá là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên các tổ chức tín dụng cũng thận trọng hơn trong giải ngân. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tùy thuộc vào từng phân khúc bất động sản như bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp và bất động sản văn phòng cho thuê, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng…

Với bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch, theo chuyên gia này, không nên trông chờ tín dụng ngân hàng, vì rủi ro hơn phân khúc khác, pháp lý lại chưa tốt. Hơn nữa, thông thường các nước khác, phân khúc này huy động vốn từ nhà đầu tư và quỹ đầu tư trong và ngoài nước để họ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh dòng vốn từ tín dụng của chúng ta đang chặt chẽ hơn so với các năm trước. Thực tế, đầu tư nước ngoài vào bất động sản thời gian qua tốt, chiếm khoảng gần 3 tỷ USD, giải ngân 1 tỷ USD, chiếm 10% tổng FDI giải ngân.

Trước khuyến nghị của chuyên gia, ông Vũ Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn VNGroup cho rằng, đối với nhà đầu tư bất động nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, riêng với bất động sản nghỉ dưỡng đòi hòi do tính đặc thù, nên lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong khi đó, tại Việt Nam, hơn 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nên nguồn vốn từ ngân hàng rất quan trọng.

Ngoài nguồn vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ nhiều kênh khác, trong đó có nguồn từ các tổ chức tài chính nước ngoài. Tuy vậy, điều kiện huy động vốn từ các tổ chức này rất khó khắt khe do liên quan đến các thủ tục pháp luật… Cho nên, ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản trong vấn đề vốn.

“Thời gian qua, có những bất cập trong một số dự án đầu tư bất động sản, song không nên đánh đồng các doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng yếu kém mà có nhiều doanh nghiệp rất chắc chắn, đủ khả năng để đảm bảo an toàn cho các khoản vay. Mặt khác, thiết nghĩ, khi có nảy sinh những khó khăn, các đơn vị tài chính, ngân hàng cần có cách xử lý phù hợp phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của doanh nghiệp”, ông Thành đề nghị.

T.L

Báo Đầu Tư

Các tin tức khác

>   Giá cổ phiếu đã phục hồi từ đáy, ngân hàng nào còn hấp dẫn để đầu tư? (14/09/2022)

>   Sẽ quy định chi tiết về việc sao chụp hình ảnh tiền Việt Nam (14/09/2022)

>   Tín hiệu nào phát đi từ chính sách tỷ giá? (14/09/2022)

>   Nới room tín dụng ít, cần khơi thông gấp thị trường trái phiếu (14/09/2022)

>   Agribank đấu giá nhiều tài sản đảm bảo, giá khởi điểm đến hàng trăm tỷ đồng (13/09/2022)

>   Gói hỗ trợ lãi suất 2% giải "cơn khát vốn" cho doanh nghiệp (13/09/2022)

>   Room tín dụng, vì sao nới ít? (13/09/2022)

>   Công ty mẹ khu du lịch Hòn Tằm nợ nần chồng chất (13/09/2022)

>   Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên mức 14,814 tỷ đồng  (12/09/2022)

>   NCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao (12/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật