Thứ Năm, 22/09/2022 14:38

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Kết quả khảo sát của JETRO năm 2021 cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm giá trị gia tăng.

Hoạt động giao lưu, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản tại chương trình "Giao lưu kết nối thương mại doanh nghiệp Nhật-Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh," nhằm tăng cường hoạt động giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội Nakajima Takeo cho biết nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nơi được giới kinh doanh Nhật Bản đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn thứ hai sau Mỹ.

Phát biểu tại hội nghị “Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển," ông Takeo cho biết dù đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản giảm trong nửa đầu năm 2022, nhưng trong số các đối tác đầu tư lớn nhất thì Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 59% vào năm 2021 và hơn 45% trong năm nay. Đây là con số cao nhất trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Kết quả khảo sát của JETRO năm 2021 cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh và quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm giá trị gia tăng. Một cuộc khảo sát khác của JETRO với hơn 1.700 công ty tại Nhật Bản cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ về mức độ hấp dẫn đầu tư.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của “The World and Việt Nam,” đầu tháng Năm vừa qua, Giám đốc điều hành JETRO Sasaki Nobuhiko cho biết số lượng các công ty Nhật Bản tại Việt Nam đang tăng lên, với khoảng 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động tại đây.

Tổng vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam là 64,5 tỷ USD với 4.935 dự án. Ông cũng nhắc lại Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Nhật Bản, và Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam.

Lý giải sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, Thống đốc Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) Hayashi Nobumitsu ca ngợi những nỗ lực của Việt Nam trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, gọi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Về phần mình, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Tổng hợp quốc gia St.Petersburg Vladimir Kolotov nhận định sự ổn định của chế độ chính trị, tính minh bạch và khả năng dự đoán của môi trường đầu tư, việc mở cửa dần dần một số lĩnh vực của nền kinh tế cho sự gia nhập của vốn nước ngoài, hoàn thiện cơ sở pháp lý - tất cả những điều này đều rất có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam.

Một ưu điểm nữa, Việt Nam là một quốc gia trẻ với công dân từ 25-54 tuổi chiếm gần 45% dân số, 17,8% khác là người từ 15-24 tuổi. Việt Nam cũng đã gửi những sinh viên xuất sắc nhất sang học tập tại Nhật Bản, Mỹ, Australia, Nga và các nước khác.

Ông Kolotov nhấn mạnh Nhật Bản đã tiếp nhận hơn hàng chục nghìn du học sinh và thực tập sinh kỹ thuật của Việt Nam. Trở về quê hương, họ trở thành những người dẫn dắt trải nghiệm Nhật Bản và thường xuyên đến làm việc tại các công ty Nhật Bản.

Giám đốc Kolotov khẳng định: "Việt Nam đang tích cực hội nhập vào chuỗi sản xuất toàn cầu, điều này được tạo điều kiện thuận lợi bởi sự hiện diện của các công ty đa quốc gia lớn trong nước, cụ thể là các đại gia ôtô Nhật Bản"./.

Bích Liên

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Mục tiêu chưa rõ làm sao ra quyết định! (22/09/2022)

>   Trung Quốc tụt lại trong cuộc đua tăng trưởng của châu Á (21/09/2022)

>   Chính phủ có nên giữ quyền can thiệp vào việc mua máy bay của doanh nghiệp? (21/09/2022)

>   Bộ Công Thương muốn giữ địa điểm làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (21/09/2022)

>   Dự báo thị trường xuất khẩu dệt may 4 tháng cuối năm và năm 2023 khá trầm lắng (21/09/2022)

>   'Quân xanh, quân đỏ', tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu: Do luật hay do đâu? (20/09/2022)

>   Phó Thủ tướng: Tuyệt đối không để EC rút 'thẻ đỏ' với thủy sản Việt Nam (20/09/2022)

>   Vụ trưởng Quan hệ quốc tế bị bắt do liên quan vụ án ở Cục Lãnh sự (20/09/2022)

>   Xuất nhập khẩu trên đường tới mốc 800 tỉ USD: Chạy nước rút về đích (20/09/2022)

>   Lý do EVN lỗ gần 16.600 tỷ đồng nửa đầu năm (20/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật