Thứ Ba, 27/09/2022 19:19

Ngân hàng Thế giới: GDP Việt Nam có thể tăng trưởng 7.2% năm 2022

Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2022, nhưng lại nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam. WB cho rằng đất nước hình chữ S giúp chống đỡ phần nào cho khu vực nhưng vẫn không đủ để bù đắp hoàn toàn tác động từ sự giảm tốc của Trung Quốc.

Trong báo cáo này, WB đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống còn 2.8%, từ mức 5% hồi tháng 4. Điều này đã kéo giảm dự báo tăng trưởng của châu Á bị hạ xuống còn 3.2%, thấp hơn so với ước tính 5% trước đó.

Đáng chú ý, WB dự báo Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực với tốc độ tăng trưởng hàng năm 7.2%, cao hơn hẳn con số 5.3% được đưa ra vào tháng 4.

Nếu loại trừ Trung Quốc, khu vực châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng 5.3% trong năm 2022, trong đó Malaysia, Philippines và Thái Lan được nâng dự báo.

“Yếu tố đóng góp lớn cho tăng trưởng trong khu vực hiện nay là việc gỡ bỏ những rào cản kiểm soát dịch bệnh, về cả quy định chống dịch hay thái độ thận trọng trong tiêu dùng của người dân”, Aaditya Mattoo, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của World Bank, cho biết.

Phần đông các nước trong khu vực đã mở cửa trở lại và nới lỏng các biển pháp kiểm soát dịch. Chỉ riêng Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero COVID và phong tỏa những thành phố lớn khi cần thiết.

WB dự báo GDP của Philippines, Thái Lan và Campuchia sẽ trở về mức trước dịch vào cuối năm 2022. Trong khi đó, sản lượng kinh tế tại Trung Quốc vẫn vượt trội trong khu vực dù tăng trưởng giảm tốc.

Về phần Lào và Mông Cổ, WB hạ dự báo tăng trưởng vì lạm phát, lãi suất cao và sự suy yếu của đồng nội tệ sẽ bào mòn sức mua và khả năng trả nợ của hai quốc gia này. Tăng trưởng GDP của Lào và Mông Cổ được dự báo dưới 3% trong năm nay, nhưng sẽ hồi phục trở lại vào năm 2023, với Mông Cổ tăng trưởng 5.5%, Lào 3.8%.

Ngoại trừ Lào và Mông Cổ, WB cho rằng hầu hết các quốc gia trong khu vực - trừ Lào và Mông Cổ - sẽ chống chọi “tương đối tốt” với các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vì các khoản nợ của những nền kinh tế này phần lớn đều được định danh bằng nội tệ thay vì ngoại tệ.

Tuy nhiên, WB cảnh báo các chính sách trợ giá tuy góp phần giữ lạm phát trong khu vực ở mức tương đối thấp so với thế giới, nhưng có thể cản trở tăng trưởng trong dài hạn. khiến thâm hụt ngân sách phình to và giành lấy nguồn vốn nên dành cho cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục. Dự kiến Thái Lan, Philippines và Indonesia sẽ kết năm với tỷ lệ nợ công/GDP trên 60%.

Do nhu cầu quốc tế dành cho hàng hóa xuất khẩu của châu Á đã cho thấy dấu hiệu suy yếu, khu vực sẽ cần đến các khoản đầu tư hỗ trợ cho tăng trưởng dài hạn.

WB trích dẫn báo cáo hàng quý từ các nhà bán lẻ Mỹ, cho rằng điều này báo hiệu nhu cầu suy yếu dành cho đồ điện tử. Loại mặt hàng này được sản xuất và lắp ráp nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia.

Nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới suy thoái trong năm nay, tăng trưởng của châu Á-Thái Bình Dương sẽ sụt giảm hơn 1 điểm phần trăm. Malaysia sẽ chịu tác động nặng nề nhất, tốc độ tăng trưởng sụt 0.8 điểm phần trăm.

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   Quốc hội sẽ xem xét thông qua 07 dự án Luật tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV (27/09/2022)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có tiền mà không giải ngân được là có lỗi với nhân dân (26/09/2022)

>   Các CTCK nhận định như thế nào sau việc NHNN tăng lãi suất điều hành? (24/09/2022)

>   Yếu tố nào giúp kinh tế Việt Nam bứt tốc tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á? (23/09/2022)

>   Thủ tướng nhấn mạnh một số nội dung quan trọng cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô (22/09/2022)

>   Đừng xem phát triển kinh tế số như thành tích! (22/09/2022)

>   ADB nêu lý do kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn dự kiến (21/09/2022)

>   TP HCM vững vai trò đầu tàu kinh tế (21/09/2022)

>   Truyền thông Thái Lan: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới (20/09/2022)

>   TS. Hồ Quốc Tuấn: Việt Nam đang trong giai đoạn rất thuận lợi cần tận dụng để tạo ra những bứt phá (19/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật