Thứ Hai, 19/09/2022 09:10

TS. Hồ Quốc Tuấn: Việt Nam đang trong giai đoạn rất thuận lợi cần tận dụng để tạo ra những bứt phá

Phát biểu ý kiến tại Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022, TS.Hồ Quốc Tuấn-Giảng viên cấp cao, Đại học Bristol, Vương Quốc Anh nhận định, Việt Nam của chúng ta đang trong giai đoạn rất thuận lợi so với nhiều nước và chúng ta cần tận dụng cơ hội này để tạo ra những bứt phá.

TS.Hồ Quốc Tuấn-Giảng viên cấp cao, Đại học Bristol, Vương Quốc Anh

Tham gia phát biểu ý kiến tại Diễn đàn, TS.Hồ Quốc Tuấn bày tỏ niềm vinh dự được đóng góp ý kiến vào Diễn đàn kinh tế - xã hội với những ý kiến để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, TS.Hồ Quốc Tuấn để xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nhiều ý kiến đánh giá rằng, lực lượng lao động của chúng ta đang có điểm nghẽn trong việc tiếp nhận các kỹ năng mới, công nghệ số, các công nghệ mới. Điều này về dài hạn sẽ là một vấn đề khi FDI đầu tư vào và họ cảm thấy rằng, nhân lực không đáp ứng được nhu cầu của họ và đó là một áp lực.

Vấn đề thứ hai là hiện nay, chúng ta nhận được nguồn vốn FDI nhiều là bởi vì chúng ta đang ở một mức độ dân số tương đối là thuận lợi về mặt chi tiêu tiêu dùng cũng như mật độ người dân tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những cảnh báo rằng, Việt Nam sẽ dần tiến tới dân số già như một số nước và chúng ta cũng thấy rằng, điều này cũng đang gây áp lực lên một số nước như Nhật Bản, Châu Âu và bây giờ chúng ta đang thấy áp lực đó đối với Trung Quốc. Chúng ta phải có một chiến lược để ứng phó với việc dân số của chúng ta dần dần sẽ không còn thuận lợi nữa và như vậy dòng vốn FDI sẽ chậm lại nếu chúng ta chỉ tận dụng được lợi thế về dân số hiện nay.

Điểm thứ 3 chính là đối với một số cực tăng trưởng của Việt Nam như Tp. Hồ Chí Minh đã chậm lại và vấn đề đặt ra là Việt Nam đã tận dụng hết được dư địa của những cuộc đổi mới trước đây để tăng trưởng và nếu chúng ta muốn tiếp tục thì cần có những đổi mới về cơ chế của nền kinh tế để thúc đẩy những động lực lớn như Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng.

TS.Hồ Quốc Tuấn cũng lưu ý đến 2 vấn đề khác của thời đại. Đó là rủi ro mà Việt Nam đang phải đối mặt đó là biến đổi khí hậu khi là một trong những nước bị ảnh hưởng lớn do tác động của biến đổi khí hậu, vấn đề về thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Vì vậy, chúng ta cần phải có những giải pháp đầu tư công để sẵn sàng ứng phó. Cuối cùng, Việt Nam cũng gặp một vấn đề mà nhiều nước hiện nay đang gặp đó là năng lượng. Nhiều nhà đầu tư đã dự báo rằng, nếu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì một trong các vấn đề cần phải đối mặt đó là thiếu hụt năng lượng mà cụ thể là thiếu điện. Như vậy, Việt Nam cần phải làm sao để mà nếu chúng ta dự kiến rằng là sẽ tăng trưởng cao thì lượng sản xuất điện phải đáp ứng được và không phụ thuộc vào nước ngoài quá nhiều.

Theo TS. Hồ Quốc Tuấn, với tất cả các vấn đề hiện nay thì việc đẩy mạnh đầu tư công và thúc đẩy đầu tư tư nhân tham gia vào đổi mới lực lượng lao động, đầu tư nguồn lực để chuẩn bị cho một nền kinh tế có dân số già đi và đối mặt với biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng. Tất cả những điều đó thì Việt Nam cần phải có một mức độ chi tiêu đầu tư công hợp lý và hiện nay có thể thấy rằng giải ngân đầu tư công đang chậm do đó cần có giải pháp để tháo gỡ vấn đề này.

TS.Hồ Quốc Tuấn hy vọng rằng, Diễn đàn của Quốc hội sẽ thành công tốt đẹp và sẽ đưa ra được nhưng quyết sách có tầm ảnh hưởng lớn để hóa giải những vướng mắc của nền kinh tế hiện nay và có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa. Việt Nam của chúng ta đang trong giai đoạn rất thuận lợi so với nhiều nước và chúng ta cần tận dụng cơ hội này để tạo ra những bứt phá. TS.Hồ Quốc Tuấn hy vọng rằng, sự thành công của Diễn đàn của Quốc hội sẽ tạo ra được nhiều bước đột phá như vậy.

Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam: năm 2022 Việt Nam đã khôi phục kinh tế ấn tượng

Ông Francois Painchaud, Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào

Chia sẻ về yếu tố bên ngoài đang ảnh hưởng tới các triển vọng kinh tế của Việt Nam, Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào cho biết, năm 2022 đã chứng những diễn biến phức tạp, những cú sốc kinh tế thế giới như lạm phát tăng cao toàn thế giới, các biện pháp thắt chặt tài chính, kỳ vọng thấp về triển vọng kinh tế Trung Quốc và tình hình địa chính trị phức tạp tại Ukraine. Những diễn biến này cho thấy triển vọng kinh tế đi xuống, triển vọng lạm phát lại tăng lên. Có thể thấy, xung quanh môi trường quốc tế của Việt Nam đang chứng kiến lạm phát tăng cao, các điều kiện tài chính khó khăn và nhiều rủi ro.

Trên cơ sở đó, Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào Francois Painchaud nêu rõ, năm 2022 Việt Nam đã khôi phục kinh tế ấn tượng, dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 7% và đây là mức tăng trưởng tương đối ấn tượng so với các nền kinh tế phát triển khác trong năm 2023. Mặc dù mức tăng trưởng này tương phản với triển vọng kinh tế mờ nhạt ở các nước khác, nhưng Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế của châu Á.

Tuy nhiên, ông Francois Painchaud nhận thấy, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn có những rủi ro, lạm phát có thể sẽ còn tăng nhanh. Sự hồi phục của Việt Nam sẽ gặp phải trở ngại do tăng trưởng toàn cầu chậm lại với điều kiện tài chính thắt chặt hơn.

Trưởng đại Diện của IMF tại Việt Nam và Lào nhấn mạnh, chính sách tiền tệ cần phải rất cẩn trọng trước những rủi ro lạm phát.Nếu áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt hơn chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng bởi những động lực chính sách giúp kiềm chế lạm phát. Để có thể đạt hiệu quả nhất, Ngân hàng Nhà nước về sử dụng các chính sách và công cụ tiền tệ hiện hành như lãi suất, tăng trưởng tín dụng và các biện pháp can thiệp ngoại hối thực hiện nhất quán.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Lý do Ngân hàng Nhà nước khó nới thêm room tín dụng (18/09/2022)

>   Chủ tịch HOREA kiến nghị doanh nghiệp tự thỏa thuận với người sử dụng đất khi thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại (18/09/2022)

>   Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu ra 3 vấn đề lớn về tài chính đất đai (18/09/2022)

>   GS.TSKH Đặng Hùng Võ: Đất đai rơi bị lãng phí do thu hồi nhưng không thể đưa vào sử dụng  (18/09/2022)

>   GS.TS Hoàng Văn Cường: Cơ chế giá đất cho phát triển bất động sản phải phù hợp với giá trị thị trường đất đai (18/09/2022)

>   CEO HSBC tại Việt Nam: Cần kể câu chuyện thành công của Việt Nam ra thế giới (17/09/2022)

>   WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi bất chấp lạm phát toàn cầu (17/09/2022)

>   Áp lực lạm phát sẽ tăng dần tới cuối năm (17/09/2022)

>   VinaCapital: FDI công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam (16/09/2022)

>   Triển vọng và khuyến nghị cho nền kinh tế Việt Nam trong tình hình hiện nay (15/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật