Góc nhìn 22/09: Áp lực giảm vẫn còn rất lớn
CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ biến động mạnh do ảnh hưởng từ cuộc họp của Fed, và rủi ro ngắn hạn của thị trường chung vẫn ở mức cao.
Phụ thuộc cuộc họp lãi suất của Fed
CTCK Bản Việt (VCSC)
: Dự báo trong phiên ngày mai, thị trường có thể chịu ảnh hưởng từ diễn biến của chứng khoán Mỹ, được dự báo sẽ có những biến động bất ngờ phụ thuộc vào phản ứng của thị trường trước cuộc họp lãi suất của Fed. Nếu chứng khoán thế giới giảm điểm, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm định lại hỗ trợ gần nhất tại 1,205 điểm và sau đó là 1,185 điểm do lực bán sẽ gia tăng mạnh hơn sau phiên thăm dò. Ngược lại, nếu chứng khoán thế giới diễn biến khả quan, VN-Index có thể sẽ tăng để kiểm định kháng cự MA5 tại 1,223 điểm. Nếu lực mua đủ mạnh giúp chỉ số vượt qua kháng cự này, đà hồi phục có thể sẽ được kéo dài lên quanh 1240 điểm, nơi có kháng cự MA50, MA100 ngày đang hội tụ.
Áp lực giảm vẫn còn rất lớn
CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN)
: YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh mức hiện tại và có thể sẽ biến động mạnh do ảnh hưởng từ cuộc họp của Fed. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn của thị trường chung vẫn ở mức cao cho nên áp lực giảm vẫn còn rất lớn, nhưng mức 1,200 điểm của chỉ số VN-Index là mức hỗ trợ mạnh cho chỉ số này. Ở kịch bản tích cực là nếu chỉ số VN-Index tiếp tục biến động trong vùng 1,200–1,213 điểm thì rủi ro ngắn hạn có thể sẽ giảm dần. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn chưa cải thiện.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM.
Thị trường rủi ro cao
CTCK Tiên Phong (TPS)
: VN-Index tiếp tục biến động giằng co trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1,200 điểm và vẫn chưa thể bứt phá khỏi đây. Cùng với đó, việc thanh khoản một lần nữa sụt giảm và rơi về mức thấp nhất trong năm nay chứng tỏ sự thận trọng của nhà đầu tư khi cuộc họp FOMC sẽ diễn ra vào ngày mai. Điều này cho thấy rủi ro của thị trường vẫn đang ở mức cao.
Trong trường hợp chỉ số tiếp tục điều chỉnh và phá vỡ ngưỡng 1,200 điểm, vùng đáy tháng 07/2022 sẽ là hỗ trợ tiếp theo nâng đỡ cho chỉ số.
Lui về khu vực hỗ trợ quanh vùng 1,280–1,290
CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)
: Về góc nhìn kỹ thuật, áp lực bán đã có phần giảm về cuối phiên nhưng các chỉ báo vẫn chưa cho tín hiệu tích cực hơn. Nếu tâm lý tiêu cực tiếp tục bao phủ thị trường VN-Index hoàn toàn có thể lui về khu vực hỗ trợ phía dưới quanh vùng 1,280 – 1,290. Trong trường hợp tích cực hơn, biến động của thị trường sẽ tích lũy quanh khu vực 1200 tạo điểm cân bằng trước khi có nhịp sóng phục hồi.
VN-Index dự kiến sẽ tiếp tục vận động trong vùng 1,200-1,220
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
: VN-Index dự kiến sẽ tiếp tục vận động trong vùng 1,200-1,220 điểm cho đến khi có các thông tin tích cực mới.
Giằng co
CTCK Asean (Aseansc)
: Aseansc cho rằng khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần theo dõi thêm phản ứng của thị trường khi Fed công bố nâng lãi suất vào 1 giờ sáng mai (Thứ Năm, 22/9). Dự báo trong phiên giao dịch tới (22/09), sự giằng co có thể diễn ra trong phiên sáng giữa lực mua tại vùng hỗ trợ 1,200-1,210 điểm và lực bán tại vùng kháng cự 1,220-1,230 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.
Chờ đợi quyết định từ Fed
CTCK Tân Việt (TVSI)
: Theo TVSI, tâm lý chờ đợi quyết định cuối cùng về lãi suất của Fed là điều dễ hiểu bởi không chỉ mức tăng lãi suất bao nhiêu phần trăm mà định hướng trong bài phát biểu của Fed cũng rất quan trọng. TVSI cho rằng phiên giao dịch ngày mai (22/09) khá nhạy cảm bởi nó cho thấy cách đánh giá của dòng tiền và phụ thuộc nhiều vào thông điệp của Fed. Hiện tại, tương quan giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro vẫn chưa đủ hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngắn hạn nên dù lạc quan về triển vọng thị trường sau quyết định của Fed TVSI vẫn khuyên nhà đầu tư ngắn hạn nên kiên nhẫn thêm.
Kiểm định vùng giá gần ngưỡng tâm lý 1,200 điểm
CTCK Miarae Asset
: VN-Index liên tục kiểm định vùng giá gần ngưỡng tâm lý 1,200 điểm.
Hàn Đông
FILI
|