Thứ Hai, 19/09/2022 19:16

Bài cập nhật 

Góc nhìn 20/09: Áp lực bán vẫn rất lớn?

Dưới góc độ phân tích kỹ thuật với cách đóng cửa của phiên 19/09, TVSI đánh giá áp lực bán của phiên ngày mai vẫn rất lớn. VN-Index hiện có hai mốc hỗ trợ quan trọng là vùng hỗ trợ tâm lý 1,200 điểm và vùng đáy tháng 6/2022 xoay quanh 1,150 điểm.

Tiếp tục giảm điểm

CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index tiếp tục có một phiên lao dốc mạnh với thanh khoản tăng đột biến. Lực bán áp đảo quanh vùng giá thấp khiến cho chỉ số đánh mất vùng hỗ trợ đáng lưu ý quanh 1,220 điểm, tương ứng với MA50, và trạng thái của thị trường hiện đã trở nên tiêu cực hơn.

KBSV dự báo VN-Index sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tiếp theo và lùi về vùng hỗ trợ gần quanh 118x trước khi có khả năng xuất hiện một nhịp hồi kỹ thuật tại đây.

Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong các nhịp hồi sớm và khống chế tỷ trọng ở mức an toàn.

Áp lực bán vẫn rất lớn

CTCK Tân Việt (TVSI): VN-Index dễ dàng để mất mốc hỗ trợ tốt của tuần trước quanh mức 1,228 điểm tương ứng với vùng MA60 ngày.

Theo TVSI, tâm lý của thị trường ngày một yếu đi khi các thông tin lo ngại về đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này. Thêm vào đó, Nghị định 65/2002 thay thế cho 153/2020 với nhiều quy định chặt chẽ hơn về thị trường trái phiếu riêng lẻ cũng tạo ra những quan ngại về dòng tiền cho nhiều nhóm ngành đặc biệt là bất động sản và thị trường chung. Những điều này gây áp lực hạ tỷ trọng cho người cầm cổ phiếu trong khi phía mua đang kiên nhẫn đợi vùng giá chiết khấu hơn cho các rủi ro.

Dưới góc độ phân tích kỹ thuật với cách đóng cửa của phiên 19/09, TVSI đánh giá áp lực bán của phiên ngày mai vẫn rất lớn. VN-Index hiện có hai mốc hỗ trợ quan trọng là vùng hỗ trợ tâm lý 1,200 điểm và vùng đáy tháng 6/2022 xoay quanh 1,150 điểm. TVSI tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng với chiến lược phòng thủ và chờ đợi thời điểm giải ngân có thể xảy ra trong tuần này.

Điều chỉnh về vùng 1,175-1,200 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Sau hai tuần giảm điểm, VN-Index tiếp tục giảm điểm mạnh trong phiên đầu tuần khi không giữ được vùng hỗ trợ quanh đường MA50 và vùng đáy cũ 1,228 điểm (mức thấp nhất ngày 09/9 và 14/09/2022). Kết phiên VN-Index giảm 2.32% về mức 1,205.43 điểm, áp lực bán mạnh với khối lượng gia tăng trên mức trung bình. 

SHS cho rằng xu hướng ngắn hạn của VN-Index tiếp tục suy yếu. Với áp lực bán hiện tại, VN-Index có rủi ro tiếp tục điều chỉnh về vùng 1,175-1,200 điểm, đi vào vùng quá bán ngắn hạn trong 01-02 phiên tới và có thể phục hồi trở lại.

Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thêm các thông tin mới về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi quý 3/2022 gần kết thúc, các thông tin vĩ mô, tăng trưởng GDP... cũng như xu hướng của thị trường chung cải thiện tốt hơn mới xem xét gia tăng thêm tỷ trọng đầu tư đối với các mã có tiềm năng tăng trưởng tốt.

Kiểm tra ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1,200 điểm

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Ảnh hưởng từ nghị định 153 đang khiến nhà đầu tư trở nên khá tiêu cực trong hoạt động giao dịch trên thị trường. BSC khuyến nghị nhà đầu tư nên chờ đợi thị trường kiểm tra ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1,200 điểm trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

 

Giằng co

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc dự báo trong phiên giao dịch tới (20/09), chỉ số VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,190-1,200 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,170-1,180 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Tiếp tục điều chỉnh

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS): Về góc nhìn kỹ thuật, các chỉ báo đồng loạt cho tín hiệu tiêu cực khi MACD và RSI đều đang hướng xuống khu vực quá bán. Đồng thời chỉ báo ADX và DI- có xu hướng dâng lên cao, báo hiệu nhịp điều chỉnh vẫn chưa thể kết thúc. Trong trường hợp áp lực bán vẫn tiếp tục duy trì, chỉ số chung vẫn có xác suất giảm dưới 1,200. VCBS  khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động lên kế hoạch cơ cấu lại danh mục, hạn chế bán tháo khi cổ phiếu đã về vùng hỗ trợ cứng và chỉ duy trì tỉ trọng cổ phiếu ở mức 30% đối với nhà đầu tư ngắn hạn.

VN-Index sẽ tìm vùng cân bằng quanh 1,190-1,200

CTCK Mirae Asset: VN-Index phá vỡ hỗ trợ 1,220, tiến về vùng hỗ trợ tiếp theo. Kỳ vọng chỉ số sẽ tìm vùng cân bằng quanh 1,190-1,200.

VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1,200-1,213 điểm

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục trong phiên giao dịch kế tiếp 20/09 và chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1,200-1,213 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn có dấu hiệu gia tăng, nhưng mức 1,200 điểm được xem là mức hỗ trợ mạnh cho nên chúng tôi kỳ vọng thị trường có thể sẽ xuất hiện các nhịp hồi phục kỹ thuật. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục bi quan với xu hướng hiện tại và thị trường vẫn chưa tìm được vùng cân bằng.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp ở mức 30-35% danh mục.

 

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Tiềm năng nào cho DXG, MWG và VHM? (19/09/2022)

>   Góc nhìn tuần 19 - 23/09: Hồi phục với xung lực yếu? (18/09/2022)

>   Chuyên gia ACBS đánh giá ngành nào triển vọng trong các tháng cuối năm? (17/09/2022)

>   VN-Direct: Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 ở mức 7.7%  (16/09/2022)

>   Tập trung tái cấu trúc thị trường chứng khoán (16/09/2022)

>   Góc nhìn 16/09: Tiếp tục trầm lắng? (15/09/2022)

>   Tọa đàm IR View: Làm sao để đón làn sóng nhà đầu tư nhỏ lẻ? (15/09/2022)

>   Góc nhìn 15/09: Đi ngang và tích lũy? (14/09/2022)

>   ACBS kỳ vọng VN-Index từ 1,200 điểm trở lên (14/09/2022)

>   Góc nhìn 14/09: Giao dịch trầm lắng? (13/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật