Thứ Năm, 04/08/2022 19:35

TS. Cấn Văn Lực: Độ mở nền kinh tế lớn sẽ có rủi ro nhập khẩu lạm phát

Chia sẻ tại tọa đàm “Xăng dầu giảm giá, hàng hóa không giảm – Thực trạng và giải pháp”, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng đến thời điểm hiện nay lạm phát của Việt Nam là thấp so với khu vực. Nhưng không thể chủ quan vì vẫn có độ trễ về lạm phát. Độ mở nền kinh tế lớn sẽ có rủi ro nhập khẩu lạm phát, giá cả hàng hoá, một số khoản như lương cơ bản tăng, các khoản phí trong lộ trình tăng lên, không thể kìm giữ mãi được.

Chuyên gia Cấn Văn Lực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết, Chính phủ đã tiên lượng bối cảnh phức tạp, không nên cứng nhắc dưới 4% mà là khoảng 4%. Thực tế, lạm phát thế giới bình quân là 6.2% toàn cầu so với 3.8% năm ngoái. Ta hội nhập lớn thế không thể đứng ngoài cuộc, dứt khoát dưới 4% thì lại phản tác dụng, dẫn đến thiếu nguồn cung, rồi buôn lậu găm hàng, giữ hàng, đẩy giá lên do thiếu nguồn cung. Do đó, cần hết sức nghệ thuật trong điều hành.

Chúng tôi cho rằng, Chính phủ thành công thời gian vừa qua về kiểm soát lạm phát trong bối cảnh khủng hoảng an ninh lương thực, năng lượng là vấn đề lớn của nhiều nước.

Về cơ bản, ta đã có cơ chế chính sách điều hành quyết liệt kịp thời, đến thời điểm hiện nay lạm phát thấp so với khu vực. Nhưng không thể chủ quan vì vẫn có độ trễ về lạm phát. Độ mở nền kinh tế lớn sẽ có rủi ro nhập khẩu lạm phát, giá cả hàng hoá, một số khoản như lương cơ bản tăng, các khoản phí trong lộ trình tăng lên, không thể kìm giữ mãi được.

Hơn nữa, thường về cuối năm, lượng cung tiền, giải ngân đầu tư công, FDI, lượng tiền nhiều hơn, vòng quay tiền nhanh hơn nên không thể chủ quan.

Nhưng tôi cho rằng, có đủ cơ sở cho kịch bản kiểm soát lạm phát năm nay là 4%, kịch bản xấu nhất vượt 4% một chút cũng chấp nhận được, để chúng ta một mặt kiểm soát lạm phát tốt, đồng thời vẫn phải phục hồi phát triển kinh tế xã hội.

Vì Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chương trình phục hồi 2 năm, nên năm nay điều hành của Chính phủ gặp không ít thách thức, phải nghệ thuật hài hoà, cân bằng, phân tích, dự báo kịp thời, thành công bước đầu nhưng không chủ quan. Chúng tôi kỳ vọng Chính phủ tiếp tục thành công ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế, đạt được kế hoạch 5 năm tăng 5-7%.

Không nên phản ứng thái quá câu chuyện về giá cả

Câu chuyện neo giá theo giá xăng và không chịu giảm khi giá xăng xuống dường như là câu chuyện không hề mới mẻ. Chia sẻ về giải pháp để có thể ngăn chặn từ xa tình trạng này, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tính cả 2 nhóm giải pháp bao gồm trước mắt và lâu dài, bảo đảm tính bền vững chính sách.

Thứ nhất, phải có giải pháp đồng bộ, đặc biệt không nên phản ứng thái quá câu chuyện về giá cả.

Hai là, làm rõ nguyên nhân cụ thể, tăng cấu phần giá, giáo dục, công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông giảm… Có 3 nhóm mặt hàng khiến chỉ số CPI tăng nhanh mạnh vừa qua, chiếm đến 80%.

Trong đó, thứ nhất là nhóm hàng giao thông vận tải, chiếm tới 55%, về cơ bản do giá xăng dầu tăng. Thứ hai là lương thực thực phẩm tăng 13% tổng mức tăng CPI. Thứ ba là nhà ở vật liệu xây dựng…

Công điện 679 của Thủ tướng về cơ bản đã xử lý trúng các nhóm này (chiếm 80% tác động vào việc tăng chỉ số CPI) chứ không xử lý dàn trải.

Về câu chuyện thanh tra kiểm tra giám sát, sẽ phải làm mạnh hơn nhưng không thể làm hết, không thể làm triệt để nếu ý thức của người dân và DN chưa vào cuộc.

Cần tăng cường thêm ý thức cả DN và người dân, ngoài truyền thông, phải tạo văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh của Việt Nam cả trước mắt và lâu dài.

Người dân hoàn toàn có quyền phản ánh về việc giá cả gia tăng. Tuy nhiên, bối cảnh này, Nhà nước, doanh nghiệp, người dân thực hành tiết kiệm, tiết kiệm tốt cũng là một biện pháp phòng chống lạm phát tốt.

Ta hy vọng thời gian tới với việc giá cả xăng dầu thế giới, lương thực thực phẩm đi theo chiều hướng dịu hơn. Chúng ta không nên lo lắng thái quá với lạm phát mà không dám làm gì.

Nếu siết chặt có thể khiến kinh tế đình trệ, thiếu nguồn cung về lâu dài lại khiến giá tăng.

Ở Việt Nam, tâm lý lạm phát quan trọng. Do đó, việc truyền thông rất quan trọng, giúp giảm bớt tâm lý lạm phát, té nước theo mưa.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cơ chế đặc thù cho TPHCM: Chúng ta có thể mong đợi nhiều hơn thế? (04/08/2022)

>   Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong điều hành KTXH (04/08/2022)

>   Tướng Tô Ân Xô: Nghiên cứu bổ sung nơi sinh trong hộ chiếu mới (03/08/2022)

>   Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết để thúc đẩy giải ngân đầu tư công mạnh hơn nữa (03/08/2022)

>   Tăng trưởng các ngành xuất khẩu có thể bắt đầu suy giảm từ quý 4 (03/08/2022)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô (03/08/2022)

>   Chỉ số giá tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 tăng 0,4% (02/08/2022)

>   Báo Đức: Kinh tế Việt Nam phát triển trên nền tảng vững chắc (02/08/2022)

>   Cân bằng giữa kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế (01/08/2022)

>   Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh (01/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật