Chủ Nhật, 21/08/2022 18:00

Sendo tuột khỏi top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội

Bản tin ngành Thương mại điện tử tháng 7/2022 vừa được Hệ thống Giám sát và Phân tích thông tin trên môi trường mạng (Reputa) công bố cho thấy, hai sàn Shopee và Lazada vẫn độc chiếm vị trí số 1 và số 2, còn Sendo đã tuột khỏi top 10 sàn thương mại điện tử phố biến nhất trên mạng xã hội trong tháng 7…

Sendo tuột khỏi top 10 sàn thương mại điện tử phổ biến trên mạng xã hội

Đáng chú ý là sàn thương mại điện tử Sendo đã tuột khỏi top 10 sàn phổ biến nhất mạng xã hội trong tháng 7.

Cụ thể, theo Reputa, Shopee vẫn “chễm chệ” vị trí số 1 nhờ các chương trình nổi bật như Minigame “Sale về hân hoan - Nhận voucher miên man” (4,167,465 lượt tương tác) và Minigame “Đến ngay đường đua - Thành vua tương tác” (3,071,076 lượt tương tác). Trong khi đó, Lazada tổ chức chương trình Minigame “Tương tác nhiệt liệt - Chớp ngay 3 triệu!” (1,348,128 lượt tương tác) và Minigame “Lẹ tay tương tác - Tặng 5 triệu liền” (1,161,267 lượt tương tác).

Đáng chú ý là sàn thương mại điện tử Sendo đã tuột khỏi top 10 sàn phổ biến nhất mạng xã hội trong tháng 7. Trong khi, 4 công ty ghi nhận tăng điểm so với tháng 6, bao gồm Shopee, Nguyễn Kim, Meta.vn và Media Mart. Nguyễn Kim ghi nhận tăng hạng so với tháng 6 năm 2022 và đang giữ ở vị trí thứ 7.

Trong danh sách top 10 website theo các chỉ số đo lường, Shopee VN tiếp tục dẫn đầu trong bảng xếp hạng top 10 trang website có lượng truy cập nhiều nhất với lượt truy cập vào tháng 7 lên đến 84.700.000 gấp 1,6 lần Thế giới di động. Đứng thứ 3 là FPT Shop với 33.100.000 lượt truy cập.

Ở danh sách top 10 website có lượng trang ghé thăm trung bình cao nhất của tháng 6, Shein tiếp tục chiếm giữ vị trí đầu tiên, kế đến là Shopee và Bach Long Mobile. Bên cạnh đó, FPT Shop là website có tỷ lệ thoát trang thấp nhất trong tháng.

Tháng 7 vừa qua, top ngành hàng được nhắc tới nhiều nhất trên Facebook là làm đẹp - sức khỏe với 4.277.100 tin bài. Đứng thứ hai là hàng tiêu dùng - thực phẩm với 2.972.435 tin bài. Bên cạnh đó, mặt hàng được nhắc đến nhiều nhất là tủ lạnh, kế đến là bánh tráng, máy giặt, xe máy, trà sữa, laptop,... (dựa trên kết quả phân tích dữ liệu bằng Social Listening của Reputa).

Những năm gần đầy, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang ngày càng phát triển, đặc biệt là giai đoạn sau dịch Covid. Nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp giữa 2 kênh với nhau. Theo báo cáo của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, doanh thu kinh doanh trực tuyến dự báo sẽ tăng trung bình 29% trong giai đoạn 2021-2025.

Thủy Diệu

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Người Anh đau đầu giữa bão giá: 'Tôi không biết nên ăn hay đổ xăng' (20/08/2022)

>   Hà Nội, TP.HCM thiếu hụt lao động (19/08/2022)

>   Lạm phát tăng cao, giới trẻ Hàn hưởng ứng trào lưu 'không tiêu pha' (19/08/2022)

>   Taxi, xe công nghệ “hết đường” chèo kéo, làm giá ở sân bay Tân Sơn Nhất (18/08/2022)

>   Thu phí không dừng: Vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ (18/08/2022)

>   Người giàu Trung Quốc bán lỗ đồ Rolex, Hermès để lấy tiền tiêu (18/08/2022)

>   Người Việt Nam chi hơn 8.400 tỷ đồng/năm để mua trà sữa (17/08/2022)

>   Người Mỹ phụ thuộc vào thẻ tín dụng (17/08/2022)

>   Ai chịu phí chuyển tiền? (17/08/2022)

>   'Dội bom' điện thoại lôi kéo đầu tư chứng khoán quốc tế (17/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật