Thứ Sáu, 19/08/2022 13:14

Lạm phát tăng cao, giới trẻ Hàn hưởng ứng trào lưu 'không tiêu pha'

Đối mặt với tình trạng lạm phát quá cao, một bộ phận người trẻ Hàn Quốc đang dần hình thành, áp dụng những thói quen chi tiêu thận trọng hơn.

Thay vì văn hóa “YOLO” (tạm dịch: Bạn chỉ sống một lần duy nhất), giới trẻ Hàn Quốc bắt đầu lựa chọn cắt giảm chi tiêu ở mức tối đa, đặc biệt là đối với thói quen ăn uống. Trào lưu “không tiêu pha” trong giới trẻ xứ Hàn ra đời từ thực tế trên.

Một nhân viên văn phòng ở thủ đô Seoul cho biết đã kiên trì thực hiện việc tiết giảm chi tiêu được 8 tháng. “Lời khuyên dành cho những người mới là bạn nên bắt đầu từ những mục tiêu ngắn hạn như trong 3 ngày”.

Trong 1 tháng, cô không đi chơi trong 22 ngày, hạn chế ăn nhà hàng hay đặt giao hàng tận nơi - một trong những khoản chi tiêu tốn kém nhất. “Mục tiêu của tôi là sở hữu một căn hộ, có thể cho thuê để thêm thu nhập", nhân viên văn phòng này chia sẻ thêm.

Trên mạng xã hội Instagram, hiện có hơn 3.600 bài viết bằng tiếng Hàn liên quan đến những từ khóa như “không chi tiêu”, “thách thức không tiêu tiền” và “ngày không tiêu tiền”.

Mạng xã hội Hàn giờ đây tràn ngập trong những bài đăng, hastags chia sẻ các câu chuyện và bí kíp về xu hướng tiết kiệm này. Đính kèm các bài đăng là danh sách chi tiêu hằng ngày của các cá nhân hoặc hộ gia đình trẻ. Một số người có ảnh hưởng trên mạng xã hội cũng chia sẻ các mẹo về cách cắt giảm đáng kể chi phí hằng ngày và thay đổi thói quen chi tiêu.

“Tôi cũng tham gia thử thách cắt giảm chi tiêu ở mức tối đa. Thay vì đi taxi hay xe bus, tôi dậy sớm hơn để đi bộ tới chỗ làm. Tôi chỉ đi taxi vào những ngày thời tiết xấu. Nhờ đó mà tôi có thể tiết kiệm khoảng 6.000 won mỗi ngày. Vào các bữa trưa, thay vì ăn ở nhà hàng, tôi có thể tiết kiệm khoảng 7.000 won nếu ăn tại căng tin. Từ bỏ thói quen uống Starbucks, tôi nhận cà phê miễn phí ở cơ quan... Tổng cộng, tôi có thể tiết kiệm đến 24.000 won (tương đương 423.000đ) một ngày”, Eum Ji Young, phóng viên Arirang News chia sẻ

Tuy vậy, nhiều chuyên gia Hàn Quốc khuyến cáo, thay vì cắt giảm tối đa các khoản chi tiêu, người trẻ nên ưu tiên cho những điều quan trọng trong cuộc sống. “Nền kinh tế đi xuống dẫn đến việc người dân có xu hướng 'thắt lưng buộc bụng'. Nhưng điều này có thể dẫn đến một số hệ lụy. Vì vậy, mọi người vẫn nên cân nhắc chi tiêu cho những chi phí cần thiết, hợp lý".

Diệu Minh

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Taxi, xe công nghệ “hết đường” chèo kéo, làm giá ở sân bay Tân Sơn Nhất (18/08/2022)

>   Thu phí không dừng: Vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ (18/08/2022)

>   Người giàu Trung Quốc bán lỗ đồ Rolex, Hermès để lấy tiền tiêu (18/08/2022)

>   Người Việt Nam chi hơn 8.400 tỷ đồng/năm để mua trà sữa (17/08/2022)

>   Người Mỹ phụ thuộc vào thẻ tín dụng (17/08/2022)

>   Ai chịu phí chuyển tiền? (17/08/2022)

>   'Dội bom' điện thoại lôi kéo đầu tư chứng khoán quốc tế (17/08/2022)

>   3 loại hình du lịch hút khách dịp nghỉ lễ 2/9 (16/08/2022)

>   Thua lỗ khi chơi Bitcoin, cô gái lừa đảo gần 1 tỷ đồng của người quen (16/08/2022)

>   Grab áp dụng phụ phí nắng nóng, Bộ Công Thương nhắc phải rút kinh nghiệm (16/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật