Thứ Hai, 29/08/2022 09:36

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, tăng 2.9% so với tháng trước

Do nỗ lực mở rộng và phục hồi của các doanh nghiệp nên sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng phục hồi nhanh, ước tăng 2.9% so với tháng trước và tăng 15.6% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9.4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8 ước tăng 2.9% so với tháng trước và tăng 15.6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 16.2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14.8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%; ngành khai khoáng tăng 10.2%.

Tính chung 8 tháng năm 2022, IIP ước tăng 9.4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5.5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 10.4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8.1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6.8%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.8%, đóng góp 0.1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4.2%, đóng góp 0.6 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất 8 tháng năm 2022 của một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 26.8%; sản xuất trang phục tăng 22.5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 18.5%; sản xuất thiết bị điện và sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu cùng tăng 17.4%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 14.3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 14.2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11.3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 10.4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 6.3%; sản xuất kim loại giảm 0.8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 0.7%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 31.2%; thủy hải sản chế biến tăng 20.7%; linh kiện điện thoại tăng 19.6%; ô tô tăng 13.9%; quần áo mặc thường tăng 12.7%; giày, dép da tăng 12.5%; thuốc lá tăng 9.6%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô giảm 12.3%; ti vi giảm 10.7%; phân hỗn hợp NPK giảm 6%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 5.8%; điện thoại di động giảm 5.4%; thức ăn cho thủy sản giảm 4.9%; khí hóa lỏng LPG giảm 2.4%; dầu mỏ thô khai thác giảm 1%; khi đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0.5%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/8/2022 tăng 0,6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 23.2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước không đổi và giảm 6.1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0.7% và tăng 20.1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1.5% và tăng 27.1%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2.7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0.7% và tăng 25.1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 1.9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0.1% và tăng 4.6%.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng GTVT chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm, hủy các chuyến bay (29/08/2022)

>   Làn sóng xe “lai” đổ bộ thị trường Việt Nam (29/08/2022)

>   Thúc đẩy phát triển các nền tảng, dịch vụ đám mây do Việt Nam làm chủ (28/08/2022)

>   Doanh nghiệp nhỏ và vừa dư thừa thông tin về chuyển đổi số nhưng chưa áp dụng được (28/08/2022)

>   Giá cước vận tải đồng loạt giảm trong tháng 8 khi giá xăng dầu giảm mạnh (27/08/2022)

>   Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 (27/08/2022)

>   Lâm Đồng xử lý hàng loạt cán bộ liên quan vụ Việt Á (27/08/2022)

>   Nghỉ lễ 2/9, giá phòng khách sạn tăng gấp đôi (27/08/2022)

>   Lộ lý do nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số không thành công (27/08/2022)

>   Boeing muốn phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam (27/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật