Chủ Nhật, 28/08/2022 20:45

Doanh nghiệp nhỏ và vừa dư thừa thông tin về chuyển đổi số nhưng chưa áp dụng được

Để chuyển đổi số mang lại hiệu quả, chủ doanh nghiệp (DN) cần phải hiểu rõ bản chất chuyển đổi số, gắn với mô hình kinh doanh và giá trị mục tiêu của DN.

Làm gì để DN chuyển đổi số thành công - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, cho biết chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) đã có hơn 300,000 DN tham gia thử nghiệm. Ảnh: VGP/Lê Anh

Chuyển đổi số phải gắn với thực tế của DN và ngành

Chuyển đổi số đang là xu thế được DN quan tâm và đầu tư trong thời gian gần đây. Để đồng hành cùng DN, chính quyền nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội.

Thực tế hiện nay, bên cạnh những DN chuyển đổi số thành công, thì cũng không ít DN gặp thất bại, nhiều DN làm chuyển đổi số theo phong trào, hoặc chưa hiểu hết về chuyển đổi số dẫn đến việc áp dụng, ứng dụng chưa mang lại hiệu quả. Có những DN quan tâm nhiều đến chuyển đổi số bằng công nghệ mà chưa quan tâm tới các yếu tố nhân sự và quản trị doanh nghiệp.

Chia sẻ tại Tọa đàm: "Những vướng mắc và giải pháp thực hiện chuyển đổi số cho DN vừa và nhỏ" tổ chức ngày 27/8, ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn công nghệ thông tin PAT, Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM, người có kinh nghiệm tư vấn cho hàng nghìn DN chuyển đổi số cho biết, hiện nay có tình trạng, DN nhỏ và vừa dư thừa thông tin về chuyển đổi số nhưng lại thiếu tính thực tiễn, thiếu đặc tính ngành để áp dụng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Thời trang Myone (kinh doanh trong lĩnh vực may mặc) cho biết, công ty đang khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác cung ứng phần mềm IAP (nhà cung cấp dịch vụ và đường truyền kết nối internet). Ông Tâm cho biết, sau 2 năm tìm kiếm đơn vị tư vấn và triển khai chuyển đổi số nhưng chưa thành công do các đơn vị cung ứng không hiểu hết về quy trình sản xuất của ngành may mặc.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại Lê Thành chia sẻ: Công ty đã từng phải dừng 1 hợp đồng viết phần mềm do phát sinh quá nhiều chi phí. Nhiều DN viết phần mềm khi chạy thử phải thuê 1 đơn vị kiểm tra vì DN chưa đủ năng lực kiểm định. Ông Nghĩa cũng cho biết: "Công ty từng làm việc với những đối tác lớn, nhưng phải chọn các đơn vị tư vấn hỗ trợ chuyển đổi số nhỏ vì họ cung cấp dịch vụ phù hợp cho chúng tôi".

Theo ông Phí Anh Tuấn, để chuyển đổi số mang lại hiệu quả, chủ DN cần hiểu rõ bản chất, nhu cầu chuyển đổi số cho ngành của mình là gì?, lãnh đạo DN phải lên kế hoạch, chọn đúng đối tác, nhà tư vấn; triển khai vận hành cho hiệu quả.

Ông Tuấn lưu ý, DN nên có sự chuẩn bị rất kỹ trước khi đưa ra yêu cầu, nếu không đưa ra được yêu cầu thì phải thuê công ty tư vấn; lượng hoá được yêu cầu, chỉ tiêu đối với nhà cung cấp, có như vậy quá trình chuyển đổi số mới sát với thực tế nhu cầu.

Để chuyển đổi số thành công, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TPHCM cho rằng, từ thực tế DN, nhất là các DN nhỏ và vừa vốn hạn chế về nguồn lực thì việc chuyển đổi số phải căn cứ vào "túi tiền" và nguồn thu của DN, gắn chuyển đổi số với mô hình kinh doanh và giá trị mục tiêu. Bên cạnh đó, chấp nhận tư duy dài hạn trong chuyển đổi số, phải tính bằng 3-5 năm để từ đó chuẩn bị nguồn lực cho chuyển đổi số.

Đối với từng DN, theo ông Long, chuyển đổi số phải xuất phát từ người đứng đầu DN và cần sự thống nhất cao trong ban lãnh đạo và bộ máy, làm từ dễ đến khó. Tuỳ theo DN, có thể làm từ trong ra ngoài, từ chuyển đổi số trong nội bộ trước khi làm những ứng dụng phát triển ra thị trường.

Đông Tư

FILI

Các tin tức khác

>   Đại diện IMF: Việt Nam cần tính đến rủi ro khi kinh tế tăng trưởng cao (28/08/2022)

>   Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng tối đa nguồn lực phát triển (25/08/2022)

>   Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (23/08/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội: '1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi' (23/08/2022)

>   VCCI kiến nghị 8 giải pháp lớn để phục hồi, phát triển doanh nghiệp (22/08/2022)

>   Lấp đầy khoảng đứt gãy chuỗi cung ứng, cách nào? (20/08/2022)

>   Điều chỉnh chính sách, giảm “gánh nặng trên lưng” doanh nghiệp (20/08/2022)

>   Nợ công của Việt Nam giảm mạnh​, chỉ còn tương đương hơn 43% GDP (19/08/2022)

>   Giá cả, thị trường và chuyện quản lý (19/08/2022)

>   Chuyên gia châu Âu: Kinh tế Việt Nam phát triển ngoạn mục (19/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật