Thứ Tư, 31/08/2022 11:54

Reuters: Bangladesh sắp nhập khẩu hơn 200 ngàn tấn gạo từ Việt Nam

Bangladesh sắp chốt thỏa thuận nhập khẩu 330,000 tấn gạo từ Việt Nam và Ấn Độ, với mục tiêu lấp đầy kho dự trữ và hạ nhiệt giá cao nội địa, dựa trên nguồn tin thân cận từ Reuters.

Đà tăng của giá gạo tại Bangladesh đang gây rắc rối cho Chính phủ nước này. Họ đang lên kế hoạch bán gạo giá rẻ để giúp đỡ cho những người bị tác động nặng nề bởi lạm phát.

Đất nước Nam Á này sẽ mua 100,000 tấn gạo đồ từ một công ty quốc doanh Ấn Độ, và 200,000 tấn gạo đồ, 30,000 tấn gạo trắng từ Việt Nam, các quan chức Chính phủ Bangladesh cho biết.

Giá gạo đồ từ Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 521 USD/tấn, còn gạo trắng ở mức 494 USD/tấn, các quan chức giấu tên cho biết. Trong khi đó, giá gạo từ Ấn Độ là 443.5 USD/tấn nếu vận chuyển bằng đường biển và 428.5 USD/tấn nếu vận chuyển qua đường sắt. Các mức giá này đã bao gồm cước vận chuyển, bảo hiểm và chi phí dỡ hàng.

“Các bên đang trong quá trình chuẩn bị và sẽ sớm ký kết thỏa thuận”, một quan chức cho biết, đồng thời nói thêm lượng gạo này sẽ được giao trong 2-3 tháng sau khi ký kết.

Chính phủ Bangladesh cũng đang đàm phán thỏa thuận nhập khẩu gạo với Myanmar, dựa trên nguồn tin thân cận.

Tuần này, Bangladesh đã giảm thuế nhập khẩu với gạo từ 25% xuống 15%, đánh dấu lần giảm thuế thứ hai kể từ tháng 7/2022. Đây là động thái để thúc đẩy khu vực tư nhân tăng cường nhập khẩu gạo.

Tuy nhiên, khối tư nhân chỉ nhập khẩu 36,000 tấn gạo kể từ tháng 7/2022. Khối tư nhân vẫn chưa muốn nhập khẩu nhiều hơn dù Chính phủ cho phép tư nhân nhập khẩu gần 1 triệu tấn và giảm thuế nhập khẩu từ 62.5% xuống 25%.

Chính phủ Bangladesh sẽ bắt đầu bán gạo giá rẻ cho 5 triệu hộ gia đình nghèo khó và sẽ tăng cường bán gạo giá rẻ từ tháng 9/2022 trong một nỗ lực kìm hãm giá nội địa. Đầu tháng này, giá gạo ở đất nước 165 triệu dân này lại tăng mạnh sau khi giá dầu nội địa tăng mạnh.

Bangladesh vốn là nhà sản xuất gạo lớn thứ 3 thế giới với 35 triệu tấn/năm, nhưng hầu hết lượng gạo này được tiêu thụ nội địa. Đất nước này vẫn thường nhập khẩu thêm khi xuất hiện lũ lụt hoặc hạn hán.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá phân bón: Giảm chi phí là 'mệnh lệnh' để nông dân bớt khó khăn (30/08/2022)

>   Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam? (25/08/2022)

>   EU chi gần 40 tỷ USD nhập rau quả, hàng Việt chiếm phần rất nhỏ (25/08/2022)

>   Nhiều ông lớn hóa chất châu Âu ngừng sản xuất phân bón (25/08/2022)

>   Trung Quốc, Mỹ dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam (24/08/2022)

>   Giá heo hơi ngày 23.8.2022: Tăng mạnh, cao nhất 6.000 đồng/kg (23/08/2022)

>   Xuất khẩu cá tra xuống thấp nhất từ đầu năm, Trung Quốc và Mỹ hạ nhiệt (22/08/2022)

>   Mỹ áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hoang mang (20/08/2022)

>   Áp thuế phòng vệ thương mại với đường mía từ 5 nước Đông Nam Á (19/08/2022)

>   7 tháng đầu năm, cá tra Việt Nam xuất khẩu đạt 1,52 tỷ USD (18/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật