Thứ Bảy, 20/08/2022 21:00

Mỹ áp thuế chống bán phá giá, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hoang mang

Là ngành xuất khẩu chủ lực trong nhóm mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đang rất hoang mang khi Mỹ thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ ép của Việt Nam.

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) từ chối bản bình luận của gần 40 doanh nghiệp tủ bếp, tủ nhà tắm của Việt Nam cho nội dung điều tra xem xét phạm vi sản phẩm. Nguyên nhân do các doanh nghiệp này nộp bản bình luận muộn hơn thời hạn. Do đó, DOC yêu cầu các doanh nghiệp chủ động gỡ bỏ hoặc xóa các tập tài liệu đã nộp trên hệ thống.

Theo ông Hoài, cuối tháng 7, Mỹ công bố kết luận sơ bộ gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Việc DOC từ chối bản bình luận của các doanh nghiệp Việt khiến vụ áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng gỗ dán của Việt Nam tăng thêm độ căng thẳng. Các doanh nghiệp Việt hiện rất lo lắng và hoang mang. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tên trong danh sách không hợp tác, hoặc phản hồi không đúng của DOC”, ông Hoài chia sẻ.

Cũng theo ông Hoài, hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 65% tổng giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản). Năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 13,5 tỷ USD sản phẩm gỗ, nội thất, Việt Nam chiếm khoảng 9 tỷ USD. Trong đó, riêng gỗ dán từ Việt Nam đạt khoảng 522 triệu USD.

“Nếu bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ phá sản. Hiện chỉ còn mấy ngày để các doanh nghiệp nộp lại bản bình luận. Chúng tôi đang gấp rút giúp các doanh nghiệp sửa đổi các bản bình luận cho đúng, để tham gia điều trần với phía Mỹ, bởi thực sự chúng ta bị oan. Có doanh nghiệp thấy phức tạp bắt đầu nản, nhưng chúng tôi khuyên không nên bỏ cuộc vì còn nước còn tát”, ông Hoài nói.

Doanh thu sụt giảm mạnh

Theo Bộ NN&PTNT, trong 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 10,42 tỷ USD, tăng 1,3% nhưng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ lại giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong 2 tháng gần đây xuất khẩu gỗ và lâm sản bắt đầu giảm mạnh do giá nguyên liệu sản xuất và chi phí sản phẩm tăng cao. Các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

Theo khảo sát nhanh đối với 52 doanh nghiệp ngành gỗ do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam với các đơn vị thực hiện, trong 45 doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ, có 33 doanh nghiệp thông báo doanh thu hiện tại đã giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Với tình hình thị trường như hiện nay, thị trường xuất khẩu gỗ từ nay đến cuối năm sẽ là một bức tranh ảm đạm.

Đối với vụ kiện phòng vệ thương mại, lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, Bộ Công Thương và Chính phủ cần sớm tổ chức cuộc trao đổi với phía Mỹ, sẵn sàng mời cơ quan chức năng của Mỹ sang Việt Nam để tìm hiểu về quy trình, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành gỗ; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại.

Dương Hưng

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Áp thuế phòng vệ thương mại với đường mía từ 5 nước Đông Nam Á (19/08/2022)

>   7 tháng đầu năm, cá tra Việt Nam xuất khẩu đạt 1,52 tỷ USD (18/08/2022)

>   Thiếu thương hiệu: Gạo Việt đánh mất cơ hội tại thị trường EU (18/08/2022)

>   Giá cá kèo cao kỷ lục (17/08/2022)

>   Thiệt hại nặng vì "thẻ vàng" IUU (16/08/2022)

>   Việt Nam chi gần 2.7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong 7 tháng đầu năm (16/08/2022)

>   Thái Lan trở thành nước xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới (13/08/2022)

>   Nhiều loại hải sản giảm giá (12/08/2022)

>   Giá gạo Thái tiếp tục tăng, bỏ xa gạo Việt hơn 25 USD/tấn (12/08/2022)

>   Xuất khẩu thủy sản đối mặt với những khó khăn và thách thức nào? (12/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật