Thứ Năm, 18/08/2022 19:58

7 tháng đầu năm, cá tra Việt Nam xuất khẩu đạt 1,52 tỷ USD

Ngày 18/8, tại Đồng Tháp, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị “Giải pháp thúc đẩy tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra”.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu chào mừng. Ảnh: Hòa Hội

Theo Tổng cục Thủy sản, trong 7 tháng đầu năm toàn vùng ĐBSCL diện tích nuôi ước đạt 3.200 ha (tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021). Sản lượng ước đạt 0,81 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đến giữa tháng 7 đạt 1,52 tỷ USD, tăng 79,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Đồng thời, Tổng cục Thủy sản dự báo, các tháng cuối năm 2022 và năm 2023 có thể có những diễn biến phức tạp, nhu cầu cá tra có thể chững lại và không cao như các tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, một số thị trường như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nga có thể vẫn còn triển vọng.

Công nhân chế biến cá tra. Ảnh: Cảnh Kỳ

Bên cạnh đó, Tổng cục thủy sản chỉ ra khó khăn là thiếu HCG cục bộ (một trong các loại kích dục tố sử dụng cho cá tra đẻ) và đây cũng là chất không được phép sử dụng ở một số nước nhập khẩu cá tra; số lượng cơ sở ương dưỡng giống thủy sản chưa được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận còn thấp; cá mắc nhiều bệnh. Tỷ lệ sống khi ương dưỡng từ giai đoạn cá bột lên cá giống còn thấp (khoảng 15%), giá thành sản xuất cao, cá bố mẹ chưa rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Theo VASEP, thị trường EU có khả năng thiếu nguyên liệu cá thịt trắng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp tại Đông Âu và lạm phát tăng kỷ lục tại EU. Đó sẽ là cơ hội lớn cho sản phẩm cá tra Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong nửa cuối năm 2022.

Tại Mỹ, người nuôi cá da trơn gặp khó khăn do thời tiết nắng nóng kéo dài, chi phí thức ăn, nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận và nguồn cung cấp cá da trơn nội địa tại Mỹ.

Còn tại Trung Quốc, sau gần ba năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, dự đoán các nhà nhập khẩu cá tra Trung Quốc có khả năng duy trì lượng hàng nhập khẩu như năm 2021. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang đàm phán giá cả để nhập khẩu cá tra từ Campuchia.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp phát biểu

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết, cá tra là một trong những ngành hàng chủ lực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp nên được quan tâm đầu tư phát triển. Qua đó tỉnh đã tổ chức thành công chuỗi ngành hàng cá tra với quy mô lớn, cung ứng nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến và xuất khẩu, mang lại giá trị sản xuất cao. Công tác sản xuất giống đã chủ động, đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi trong tỉnh và xuất bán sang các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh sản xuất giống cá tra lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với 76 cơ sở cho cá sinh sản và 1.104 cơ sở ương dưỡng giống cá tra (diện tích khoảng 950 ha). Hàng năm, cung cấp khoảng 20 tỷ con cá tra bột và khoảng 1,2 – 1,3 tỷ con cá tra giống đủ nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.

Theo ông Đạt, ngành hàng cá tra bước đầu gặt hái được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tỉnh đang đối mặt với không ít những thách thức trong quá trình phát triển, như chất lượng con giống có biểu hiện suy giảm chất lượng tính chất di truyền; liên kết chuỗi còn lỏng lẻo (chủ yếu trong sản xuất giống); giá cá biến động liên tục, thiếu thông tin định hướng thị trường, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; ứng dụng khoa học công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, sức ép về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, các rào cản thương mại, các yêu cầu kỹ thuật của thị trường ở các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn, hệ thống phân phối tiêu thụ, logistic còn rất nhiều hạn chế là những thách thức đối với sự phát triển của ngành hàng cá tra.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ghi nhận các giải pháp, đề xuất của các địa phương bố trí nguồn lực thực hiện quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là công tác kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống cá tra; tiếp tục triển khai đề án giống cá tra 3 cấp.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo Tổng Cục Thủy sản rà soát, tổng hợp nhu cầu cá tra hậu bị, chọn giống và phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, các Viện, trường để kịp thời cung cấp giống, phục vụ nhu cầu sản xuất; đồng thời, khẩn trương triển khai các dự án phát triển giống; nghiên cứu thuốc, vắc xin phòng bệnh trên cá tra, sớm triển khai các nghiên cứu vào sản xuất.

Hòa Hội

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Thiếu thương hiệu: Gạo Việt đánh mất cơ hội tại thị trường EU (18/08/2022)

>   Giá cá kèo cao kỷ lục (17/08/2022)

>   Thiệt hại nặng vì "thẻ vàng" IUU (16/08/2022)

>   Việt Nam chi gần 2.7 tỷ USD để nhập khẩu 2 nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong 7 tháng đầu năm (16/08/2022)

>   Thái Lan trở thành nước xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới (13/08/2022)

>   Nhiều loại hải sản giảm giá (12/08/2022)

>   Giá gạo Thái tiếp tục tăng, bỏ xa gạo Việt hơn 25 USD/tấn (12/08/2022)

>   Xuất khẩu thủy sản đối mặt với những khó khăn và thách thức nào? (12/08/2022)

>   Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU “làm 7 tháng tiền nhiều bằng cả năm”? (10/08/2022)

>   Trọng cung hay trọng cầu? (10/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật