Thứ Tư, 03/08/2022 20:00

Lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ tiệm cận mốc 80% trong tháng 7

Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ lại tăng mạnh lên mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và có thể còn chưa chạm đỉnh khi Ngân hàng Trung ương nước này tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Đà tăng mạnh của giá tiêu dùng (CPI) đã buộc các quan chức và chuyên gia kinh tế phải thay đổi dự báo nhiều lần trong năm nay, khi cuộc chiến ở Ukraine đẩy mạnh giá của mọi thứ từ thực phẩm cho tới năng lượng.

Dữ liệu ngày 03/08 cho thấy lạm phát giai đoạn 12 năm tăng lên 79.6% trong tháng 7/2022, tăng từ mức 78.6% hồi tháng 6. Istanbul - thành phố đông dân nhất của Thổ Nhĩ Kỳ - chứng kiến giá cả tăng hơn 99% trong tháng 7 so với cùng kỳ.

Thậm chí trong một thế giới mà lạm phát tăng quá nhanh, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một ngoại lệ với lạm phát chỉ đứng sau một vài quốc gia như Zimbabwe, Venezuela và Lebanon - những quốc gia có lạm phát hơn 3 con số.

Việc kiểm soát lạm phát dường như khó mà diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vì NHTW nước này từ chối nâng lãi suất dưới áp lực của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Khác với các chuyên gia kinh tế truyền thống, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng lãi suất cao mới gây ra lạm phát.

“Chúng tôi không thấy dấu hiệu ổn định trong môi trường kinh tế vĩ mô của Thổ Nhĩ Kỳ khi họ áp dụng các chính sách bất thường và khuyến nghị không đầu tư vào tài sản Thổ Nhĩ Kỳ”, Nenad Dinic, Chiến lược gia cổ phiếu thị trường mới nổi tại Bank Julius Baer, cho hay.

Cách tiếp cận này khiến Thổ Nhĩ Kỳ đứng ngoài làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu và đẩy lãi suất thực của quốc gia này chìm sâu dưới phạm vi âm.

Ông Erdogan vẫn muốn thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trước các cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 6/2023, dù rằng đà tăng về lạm phát đang bào mòn túi tiền của người dân và kéo giảm sự ủng hộ của dân chúng với ông Erdogan.

Tuần trước, Thống đốc NHTW Sahap Kavcioglu vẫn tự tin rằng mô hình kinh tế mới – ưu tiên sản xuất, xuất khẩu và việc làm – sẽ giúp ổn định giá cả và đồng Lira.

Dù vậy, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến với Thổ Nhĩ kỳ. Lạm phát có thể đạt đỉnh quanh mức 85% vào tháng 9-10/2022, theo dự báo mới nhất của NHTW. Tuy nhiên, lạm phát sau đó sẽ khép năm 2022 ở mức 60.4%.

“Nếu chính sách tiền tệ này tiếp tục, sẽ rất khó để kiểm soát lạm phát”, Ogeday Topcular, Chuyên gia quản lý quỹ tại RAM Capital SA ở Geneva, cho hay. “Chính sách tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ không hề bền vững”.

Tuần trước, Thống đốc NHTW Thổ Nhĩ Kỳ Sahap Kavcioglu loại bỏ phương án thắt chặt tiền tệ, đồng thời cho rằng lạm phát năm 2022 có thể thấp hơn so với dự báo của NHTW.

Khi được hỏi về việc tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại đi ngược với các NHTW khác trên thế giới, ông Kavcioglu nói rằng “chỉ có thời gian mới có thể trả lời ai đúng ai sai”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   EU bắt đầu âm thầm nới lỏng trừng phạt Nga (04/08/2022)

>   Báo động đỏ của kinh tế châu Âu (04/08/2022)

>   Căng thẳng dâng cao, Trung Quốc cấm nhập khẩu một số hàng hóa từ Đài Loan (03/08/2022)

>   Thời hoàng kim của 'các đại gia' dầu khí sắp kết thúc? (03/08/2022)

>   Đằng sau sự hỗn loạn tại các sân bay trên toàn cầu (02/08/2022)

>   “Quý 3 sẽ là thời gian khó khăn nhất của ngành thép Trung Quốc” (02/08/2022)

>   Các ngân hàng Trung Quốc có thể thiệt hại 350 tỷ đô vì khủng hoảng bất động sản (01/08/2022)

>   Châu Âu: Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế (01/08/2022)

>   Indonesia chặn Yahoo, PayPal, Dota và 5 nền tảng trực tuyến khác (31/07/2022)

>   Thất bại lớn của các ngân hàng trung ương khi không dự báo được cú sốc lạm phát (30/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật