Thứ Ba, 09/08/2022 09:22

Khủng hoảng khí đốt khiến nhu cầu than tăng vọt trên toàn thế giới

IEA tiết lộ mức tiêu thụ toàn cầu của than đá dự kiến sẽ tăng 0,7% vào năm 2022, đạt 8 tỷ tấn, với giả định nền kinh tế Trung Quốc phục hồi như dự kiến trong nửa cuối năm.

Công nhân làm việc tại một mỏ than ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 2/11/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phóng viên thường trú tại Pháp, dẫn thông báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt, chủ yếu do xung đột ở Ukraine, đã khiến nhu cầu than toàn cầu tăng mạnh, ước tính mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu sẽ tăng 0,7% vào năm 2022.

Trong một báo cáo mới đây về thị trường than, IEA tiết lộ mức tiêu thụ toàn cầu của loại nhiên liệu này dự kiến sẽ tăng 0,7% vào năm 2022, đạt 8 tỷ tấn, với giả định nền kinh tế Trung Quốc phục hồi như dự kiến trong nửa cuối năm.

Do đó, năm nay nhu cầu về nhiên liệu này nhiều khả năng sẽ đạt mức kỷ lục được ghi nhận cách đây gần một chục năm.

Từ năm ngoái, sản lượng than tiêu thụ đã tăng trở lại, khoảng 6%.

Theo số liệu của IEA, tiêu thụ than toàn cầu trong năm 2021 đã lên 7,947 triệu tấn (Mt).

Hiện tượng này một mặt có thể được giải thích bởi sự gia tăng các hoạt động sản xuất và kinh tế sau cú sốc của đại dịch, và mặt khác là do giá khí đốt tự nhiên tăng lên khiến nhiều nước có xu hướng chuyển sang sử dụng than đá trong đó đặc biệt là Ấn Độ, nơi nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch này ngày càng được thúc đẩy để phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Tại Liên minh châu Âu, nhu cầu than cũng dự kiến tăng 7% do xuất khẩu khí đốt của Nga giảm.

Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, một số quốc gia EU đã nâng số giờ vận hành của các nhà máy nhiệt điện đang hoạt động bằng than, kéo dài tuổi thọ của những nhà máy vốn đã được lên kế hoạch đóng cửa.

Thậm chí một số nhà máy đã đóng cửa, giờ cũng được mở trở lại để phục vụ sản xuất và đời sống.

Tuy nhiên, IEA cũng nhấn mạnh rằng châu Âu chỉ chiếm khoảng 5% lượng tiêu thụ than trên thế giới. Trung Quốc mới là quốc gia phá kỷ lục trong lĩnh vực này.

Theo IEA, Trung Quốc, "cho đến nay vẫn là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới", đã tăng nhu cầu thêm 4,6%, tương đương 185 triệu tấn, vào năm 2021, đạt mức kỷ lục 4.230 triệu tấn.

Nền kinh tế điện đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021 và IEA ước tính lượng than tiêu thụ cho sản xuất điện của nước này đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Việc sử dụng than giúp cho các nước đạt được những khoản tiết kiệm không hề nhỏ, nhất là  khi giá dầu lửa và khí đốt đang gia tăng.

Tuy nhiên, các chương trình phục hồi kinh tế của các nước đã góp phần đẩy lượng khí thải carbon dioxide tăng lên đến mức kỷ lục, gây hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến môi trường sống.

IEA cảnh báo : "Việc tiếp tục đốt một lượng lớn than trên khắp thế giới sẽ làm gia tăng mối lo ngại về khí hậu, vì than là nguồn chính phát thải CO2 liên quan đến năng lượng"./.

Nguyễn Thu Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Dầu tăng hơn 1.5% sau dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ và Trung Quốc (09/08/2022)

>   Giá hàng hóa “rón rén” giảm theo xăng dầu (08/08/2022)

>   Giá xăng nhập giảm chỉ còn 21.000 đồng/lít (06/08/2022)

>   Dầu khởi sắc, bật khỏi mức đáy nhiều tháng (06/08/2022)

>   Vì sao giá dầu WTI giảm 10% trong tuần qua? (05/08/2022)

>   Dầu giảm gần 3% xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2022 (05/08/2022)

>   Bộ Giao thông Vận tải lý giải vì sao giá xăng dầu giảm nhưng cước vận tải chưa giảm (04/08/2022)

>   Dầu giảm 4% khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng (04/08/2022)

>   Bộ Tài chính xin Thủ tướng phương án giảm thêm 2 loại thuế xăng dầu (03/08/2022)

>   Dầu khởi sắc trước thềm cuộc họp OPEC (03/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật