Thứ Năm, 04/08/2022 10:38

ĐBSCL sắp có trung tâm logistics hạng II rộng 70 ha

Trung tâm logistics dự kiến bao phủ 8 tỉnh và thành phố gồm: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang.

Theo Cổng thông tin điện tử Hậu Giang, tại Hội thảo chính sách bàn về “Phát triển ÐBSCL nhìn từ Quy hoạch tích hợp” ngày 1/8 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, các đại biểu đã bàn về Quy hoạch vùng ÐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 287/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đây được ví như một sự sắp đặt lại cấu trúc kinh tế của vùng vốn đã manh mún, bị chi phối bởi quan niệm phát triển và cách tiếp cận trong hoạch định tăng trưởng của từng địa phương.

Theo quy hoạch tích hợp, đường bộ sẽ tiếp tục là ưu tiên đầu tư trong 10 năm tới để đóng vai trò kết nối các phương thức vận tải khác; trong đó tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, nâng cấp hoàn chỉnh mạng lưới quốc lộ, hình thành các trục động lực kết nối các trung tâm kinh tế - xã hội, đầu mối vận tải của vùng.

Đường thủy nội địa, một số tuyến đường thủy, cảng và bến thủy nội địa sẽ được nâng cấp.

Cảng hàng không vẫn tập trung ở 4 sân bay hiện hữu, trong đó Cần Thơ là sân bay trung tâm về vận tải hành khách, hàng hóa, và logistics.

Đối với quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics, vào năm 2020, ĐBSCL có một trung tâm logistics hạng II với quy mô tối thiểu 30 ha và sẽ tăng lên trên 70 ha vào năm 2030 với phạm vi hoạt động bao phủ 8 tỉnh và thành phố bao gồm: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang.

Trung tâm đầu mối được coi là một “khâu đột phá” về tổ chức phân bố không gian, tích hợp cụm liên kết công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Phù hợp với định hướng phân ĐBSCL thành 14 tiểu vùng, quy hoạch tích hợp đề xuất hình thành hệ thống 8 trung tâm đầu mối bao gồm: trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP. Cần Thơ (gần cảng Cái Cui, Tân Phú); 4 trung tâm đầu mối cấp vùng tại Bến Tre (gần KCN Giao Long, Châu Thành), An Giang (gần KCN Mỹ Thới, Long Xuyên), Kiên Giang (gần KCN Thạnh Lộc, Rạch Sỏi), và Cà Mau (gần cảng khí điện đạm Cà Mau, TP. Cà Mau); 3 trung tâm đầu mối chủ yếu về logistics ở Đồng Tháp (gần KCN Trần Quốc Toản, Cao Lãnh), Hậu Giang (gần TP. Vị Thanh) và Sóc Trăng (gần KCN Trần Đề).

Theo các đại biểu, để Quy hoạch tích hợp được thực thi hiệu quả và nhanh chóng, đòi hỏi cần phải định hình lại mô hình phát triển và có các chính sách đi kèm được xây dựng một cách đầy đủ, sát thực tiễn để nắm bắt cơ hội phát triển mới.

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   Hạ tầng giao thông sao không tính làm 1 lần cho xong? (02/08/2022)

>   Đường cao tốc vực dậy kinh tế miền Tây (28/07/2022)

>   Chủ tịch Lê Viết Hải: HBC triển khai nhiều giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của trượt giá (27/07/2022)

>   Đến 2030, cần hơn 3 triệu tỷ đồng để đầu tư 20 dự án trọng điểm quốc gia? (25/07/2022)

>   Tháo gỡ vướng mắc bàn giao đất thực hiện dự án Nhà ga T3, Tân Sơn Nhất (24/07/2022)

>   Kiến nghị mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương lên 8 làn xe (21/07/2022)

>   Sở Quy hoạch Hà Nội 'xin rút kinh nghiệm' về sai phạm ở Lê Văn Lương (19/07/2022)

>   Sẵn sàng khởi công Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất ngay trong quý 3 (17/07/2022)

>   Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng 'quy hoạch treo' (13/07/2022)

>   Đà Nẵng: Vướng giải phóng mặt bằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp (10/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật