Thứ Năm, 21/07/2022 06:10

Kiến nghị mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương lên 8 làn xe

Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương với quy mô 4 làn xe được tính toán theo quy hoạch 10 năm trước nên hiện không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Để nâng cao năng lực giao thông của tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương, Sở Giao thông Vận tải TP HCM kiến nghị UBND TP xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trì với các Bộ ngành thống nhất việc đầu tư mở rộng cao tốc này từ 4 lên 8 làn xe.

Kiến nghị được nêu trong văn bản khẩn do Sở GTVT gửi UBND TP ngày 20-7.

Theo Sở GTVT, tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương là tuyến cao tốc loại A, vận tốc 120 km/h, mặt cắt ngang tuyến chính 8 làn xe cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp, tuyến nối Bình Thuận – Chợ Đệm và Tân Tạo – Chợ Đệm mặt cắt ngang 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Giai đoạn 1 đã đầu tư đã đầu tư tuyến chính 4 làn xe cơ giới và 2 làn dừng khẩn cấp.

Sau nhiều năm đưa vào vận hành, tuyến cao tốc này thường xuyên quá tải do lưu lượng phương tiện tăng cao, việc xây dựng tuyến cao tốc với quy mô 4 làn xe như hiện nay được tính toán theo quy hoạch 10 năm trước, nên không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, thường xuyên ùn tắc giao thông vào các ngày lễ, Tết, cuối tuần, không đảm bảo cho việc kết nối vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Kiến nghị mở rộng tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương lên 8 làn xe - Ảnh 1.

Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương thường xuyên ùn ứ giao thông

Việc mở rộng từ 4 lên 8 làn xe theo Sở GTVT là rất cần thiết, giúp tăng năng lực giao thông cho tuyến cao tốc này đồng thời phát huy vai trò kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều thuận lợi là hiện nay mặt bằng toàn tuyến đã được đền bù trước đó theo mặt cắt ngang quy hoạch.

Về hình thức đầu tư, Sở GTVT kiến nghị UBND TP xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố liên quan gồm TP HCM, Long An, Tiền Giang để thống nhất kế hoạch, phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tu (PPP) và giao một địa phương nơi có tuyền cao tốc đi qua làm cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy hoạch được duyệt, hệ thống giao thông kết nối vùng TP HCM gồm 5 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 276,9 km và 2 tuyến vành đai với chiều dài 287 km, trong đó Vành đai 3 là điểm đầu của tuyến cao tốc liên kết vùng. Tuy nhiên đến nay, chỉ mới đưa vào khai thác 2 tuyến cao tốc và 1 đoạn Vành đai 3 với tổng chiều dài 130,9 km (chiếm tỉ lệ 23,2%).

Việc này khiến giảm tính liên kết vùng, khiến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tương xứng với tiềm năng.

Thu Hồng

Người lao động

Các tin tức khác

>   Sở Quy hoạch Hà Nội 'xin rút kinh nghiệm' về sai phạm ở Lê Văn Lương (19/07/2022)

>   Sẵn sàng khởi công Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất ngay trong quý 3 (17/07/2022)

>   Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng 'quy hoạch treo' (13/07/2022)

>   Đà Nẵng: Vướng giải phóng mặt bằng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp (10/07/2022)

>   Chủ tịch Lê Viết Hải (HBC) kiến nghị 7 nhiệm vụ chiến lược phát triển ngành xây dựng (08/07/2022)

>   Khu 'đất vàng' Giảng Võ sẽ được xây khách sạn, văn phòng (07/07/2022)

>   TPHCM nói gì về việc hai doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm không nộp tiền? (07/07/2022)

>   Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Hết hạn nộp tiền, doanh nghiệp vẫn chưa đóng (06/07/2022)

>   5 phương án xây cầu thay phà Cát Lái (05/07/2022)

>   Đau đáu đất đổi đời (02/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật