Thứ Hai, 29/08/2022 09:12

CPI 8 tháng 2022 tăng 2.58% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1.64%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0.005% so với tháng trước do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và bước sang năm học mới 2022-2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2022 tăng 3.6% so với tháng 12/2021 và tăng 2.89% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 8 tăng nhẹ so với tháng trước

Trong mức tăng 0.005% của CPI tháng 8/2022 so với tháng trước có 09 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 02 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Chín nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm giáo dục tăng cao nhất với 1.46%, trong đó chỉ số giá dịch vụ giáo dục tăng 1.51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023 đối với các trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1.05%, bút viết các loại tăng 1.38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1.02% so với tháng trước.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1.05% (làm CPI chung tăng 0.35 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực tăng 0.19% (tác động CPI chung tăng 0.01 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 1.33% (tác động tăng 0.28 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0.73% (tác động CPI chung tăng 0.06 điểm phần trăm). - Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.43% tập trung chủ yếu ở các nhóm: Giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 0.94%; du lịch ngoài nước tăng 0.09% và khách sạn, nhà khách tăng 0.25% do nhu cầu du lịch tăng trong tháng hè. Đồng thời, giá nhạc cụ tăng 0.51% so với tháng trước; dịch vụ thể thao tăng 1.14%; thiết bị dụng cụ thể thao tăng 0.42%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.27% do nhu cầu tiêu dùng cao, đồng thời giá nguyên liệu sản xuất đồ uống tăng.

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.26% do giá điện sinh hoạt tháng Tám tăng 1.44% so với tháng trước; giá nước sinh hoạt tăng 0.39% do nhu cầu sử dụng tăng; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0.54%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0.49%. Ở chiều ngược lại, giá gas giảm 4.22% so với tháng trước do từ ngày 01/8/2022, giá gas trong nước điều chỉnh giảm 18,500 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới giảm 60 USD/tấn (từ mức 725 USD/tấn xuống mức 665 USD/tấn); giá dầu hỏa giảm 9.97% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 01/8/2022, 11/8/2022 và 22/8/2022.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.21% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như: Giá bếp gas tăng 0.75%; giấy ăn tăng 0.47%; đồ dùng bằng kim loại tăng 0.32%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0.33%; giường, tủ, bàn ghế tăng 0.22%... Ở chiều ngược lại, giá máy xay sinh tố, ép hoa quả giảm 0.68% so với tháng trước; tủ lạnh giảm 0.1%; máy giặt giảm 0.02%.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.2% tập trung chủ yếu ở mặt hàng chăm sóc cơ thể như kem dưỡng da, son môi và nước hoa tăng 0.53%; dao cạo râu, bàn chải đánh răng và kính mát tăng 0.34%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0.28%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0.15%; dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 0.1%.

- Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí nhân công tăng và nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.09%.

Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm:

- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.01%.

- Nhóm giao thông giảm 5.51% (làm CPI chung giảm 0.53 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/8/2022, 11/8/2022 và 22/8/2022 làm cho giá xăng giảm 14.52%; giá dầu diezen giảm 12.9%. Ở chiều ngược lại, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0.88%; giá xe máy, xe đạp, xe ô tô mới tiếp tục tăng lần lượt 0.33%, 0.27% và 0.11% do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0.4% so với tháng trước, tăng 3.06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1.64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2.58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Ngân hàng Standard Chartered: Tăng trưởng GDP quý 3 dự kiến đạt 10.8% (29/08/2022)

>   Nhà máy nhiệt điện 2.8 tỷ USD đi vào hoạt động (28/08/2022)

>   Doanh nghiệp nhỏ và vừa dư thừa thông tin về chuyển đổi số nhưng chưa áp dụng được (28/08/2022)

>   Đại diện IMF: Việt Nam cần tính đến rủi ro khi kinh tế tăng trưởng cao (28/08/2022)

>   Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng tối đa nguồn lực phát triển (25/08/2022)

>   Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (23/08/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội: '1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi' (23/08/2022)

>   VCCI kiến nghị 8 giải pháp lớn để phục hồi, phát triển doanh nghiệp (22/08/2022)

>   Lấp đầy khoảng đứt gãy chuỗi cung ứng, cách nào? (20/08/2022)

>   Điều chỉnh chính sách, giảm “gánh nặng trên lưng” doanh nghiệp (20/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật