Thứ Hai, 29/08/2022 08:48

Ngân hàng Standard Chartered: Tăng trưởng GDP quý 3 dự kiến đạt 10.8%

Trong báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 8 khi quá trình phục hồi kinh tế cho thấy những tín hiệu lan tỏa.

Theo Ngân hàng Standard Chartered, tăng trưởng doanh số bán lẻ tháng 8 dự kiến tăng 60.2% so với cùng kỳ, so với mức 42.6% trong tháng 7. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và nhập khẩu dự kiến tăng lần lượt 15.2%, 15% và 15.2% so với mức 8.9%, 3.4% và 11.2% trong tháng 7. Việt Nam có thể ghi nhận mức thâm hụt thương mại 1.4 tỷ USD trong tháng 8. Hàng điện tử tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất. 

Trong báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 8 khi quá trình phục hồi kinh tế cho thấy những tín hiệu lan tỏa. Ngân hàng duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 10.8% trong quý 3/2022 và 3.9% trong quý 4/2022, đưa tăng trưởng GDP cả năm đạt 6.7%.

"Sự phục hồi dự kiến diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối năm, nhất là khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại sau 2 năm đóng cửa. Tuy nhiên, giá dầu thế giới gia tăng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế", ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ. 

Theo các chuyên gia Standard Chartered, lạm phát tháng 8 đạt 3% so với cùng kỳ, so với mức 3.2% trong tháng 7. Lạm phát hiện vẫn trong tầm kiểm soát. Áp lực giá cả sẽ gia tăng trong nửa cuối năm 2022 và 2023. Bên cạnh các yếu tố nguồn cung, áp lực từ phía nguồn cầu cũng đang mạnh lên.

Ngân hàng Standard Chartered kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sẽ tiếp tục cảnh giác với các rủi ro về bất ổn tài chính.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN dự kiến giữ nguyên hạn mức tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay, mặc dù có những ý kiến cho rằng cần nới room tín dụng để giảm tắc nghẽn nguồn vốn vào thị trường bất động sản. Các ngân hàng có thể đối mặt rủi ro lớn hơn về thanh khoản khi tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn - 94% dư nợ tín dụng bất động sản có thời gian vay vốn từ 10-25 năm, trong khi 80% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là ngắn hạn. Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay đạt 9.4% so với cuối năm 2021 và trong nửa đầu năm tăng 16.7% so với cùng kỳ. Dư nợ bất động sản chiếm 1/5 tổng tín dụng toàn hệ thống.

Đức Đỗ

FILI

Các tin tức khác

>   Nhà máy nhiệt điện 2.8 tỷ USD đi vào hoạt động (28/08/2022)

>   Doanh nghiệp nhỏ và vừa dư thừa thông tin về chuyển đổi số nhưng chưa áp dụng được (28/08/2022)

>   Đại diện IMF: Việt Nam cần tính đến rủi ro khi kinh tế tăng trưởng cao (28/08/2022)

>   Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng tối đa nguồn lực phát triển (25/08/2022)

>   Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 (23/08/2022)

>   Chủ tịch Quốc hội: '1 đồng mà không cần thiết thì cũng không chi' (23/08/2022)

>   VCCI kiến nghị 8 giải pháp lớn để phục hồi, phát triển doanh nghiệp (22/08/2022)

>   Lấp đầy khoảng đứt gãy chuỗi cung ứng, cách nào? (20/08/2022)

>   Điều chỉnh chính sách, giảm “gánh nặng trên lưng” doanh nghiệp (20/08/2022)

>   Nợ công của Việt Nam giảm mạnh​, chỉ còn tương đương hơn 43% GDP (19/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật