Chủ Nhật, 14/08/2022 11:00

Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau: Hậu Giang xây 4 khu tái định cư gần 250 tỷ đồng

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có buổi làm việc về giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các dự án khu tái định cư phục vụ dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (qua địa bàn tỉnh Hậu Giang).

Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dài gần 110km, chia làm hai dự án thành phần gồm Cần Thơ – Hậu Giang (37km) và Hậu Giang – Cà Mau (73km); tổng vốn đầu tư hơn 27.250 tỷ đồng; dự kiến khởi công năm 2022, hoàn thành cơ bản năm 2025.

Dự án đi qua địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 63km, chiếm 57% tổng chiều dài toàn tuyến. Hiện UBND huyện Châu Thành, huyện Long Mỹ đã bàn giao vị trí quy hoạch xây dựng 2 khu tái định cư (TĐC) để triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư, lập dự án, gồm khu TĐC thị trấn Ngã Sáu (2,1ha) và khu TĐC thị trấn Vĩnh Viễn (2,4ha).

Đối với hai khu TĐC còn lại là khu TĐC thị trấn Nàng Mau (huyện Vị Thủy) và khu TĐC xã Bình Thành (huyện Phụng Hiệp), UBND hai huyện này chưa bàn giao vị trí quy hoạch.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hậu Giang (Ban QLDA) đã phối hợp với UBND các huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thống nhất quy mô đầu tư 4 khu TĐC là 246 tỷ đồng.

Trong đó, khu TĐC thị trấn Ngã Sáu 55 tỷ đồng; khu TĐC thị trấn Vĩnh Viễn 36 tỷ đồng; khu TĐC thị trấn Nàng Mau 53 tỷ đồng và khu TĐC xã Bình Thành 102 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa phát biểu tại buổi làm việc.

Ban QLDA kiến nghị UBND tỉnh xem xét ứng vốn và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để đầu tư xây dựng 4 khu TĐC kịp tiến độ đề ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa đề nghị các địa phương có tuyến đường cao tốc đi qua quyết liệt hoàn thành, phê duyệt quy hoạch chi tiết địa phương trong tháng 8/2022. Đồng thời, khi đã thống nhất, lấy ý kiến quy hoạch sẽ giao Ban QLDA tiếp nhận vị trí quy hoạch để chủ động lập dự án theo hướng dẫn của Bộ GTVT.

Các địa phương nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải cho toàn khu TĐC, đảm bảo đồng bộ, phù hợp với số vốn được bố trí. Giao Ban QLDA, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở TN&MT, Sở KH&ĐT nghiên cứu kỹ pháp lý về chính sách đặc thù của dự án cao tốc theo Nghị quyết 18/NQ-CP của Chính phủ.

Trong đó, việc xây dựng khu TĐC nằm trong chi phí bồi thường hỗ trợ TĐC của dự án thành phần để tổ chức triển khai đúng; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh về thẩm quyền chỉ định thầu.

Sở TN&MT chỉ đạo Phòng TN&MT các địa phương, Trung tâm Phát triển quỹ đất rà soát toàn bộ hồ sơ pháp lý về thông báo thu hồi đất đảm bảo chặt chẽ ngay từ đầu; thông báo thu hồi đất sớm, hạn chế tối đa việc gửi thông báo áp giá đất nhiều lần, sửa nhiều lần.

UBND các địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc xác định giá bồi thường; khẩn trương lập phương án, hoàn chỉnh phương án bồi thường theo từng địa giới hành chính. Đồng thời, có kế hoạch cụ thể trong di dời hạ tầng kỹ thuật…

Cảnh Kỳ

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Khi khu đô thị bỏ quên hạ tầng (13/08/2022)

>   Hải Dương bổ sung 83 dự án với tổng diện tích 282ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2022 (13/08/2022)

>   Ninh Thuận mời Novaland, Hưng Thịnh... tài trợ ý tưởng quy hoạch khu ven Đầm Nại hơn 2,900 ha (13/08/2022)

>   TPHCM không có chủ trương ''xóa sổ'' KCX-KCN nào (12/08/2022)

>   Đường Vành đai ​4 TPHCM dự kiến đưa vào khai thác năm 2028 (10/08/2022)

>   Bộ Xây dựng: Bất cập trong quy hoạch khiến tình trạng phân lô tách thửa nở rộ (09/08/2022)

>   Hoàn thành đoạn trên cao đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội chậm nhất vào cuối năm 2022 (07/08/2022)

>   Cho phép người không sản xuất nông nghiệp chuyển nhượng đất trồng lúa? (06/08/2022)

>   ĐBSCL sắp có trung tâm logistics hạng II rộng 70 ha (04/08/2022)

>   Hạ tầng giao thông sao không tính làm 1 lần cho xong? (02/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật