Thứ Năm, 04/08/2022 15:24

Bộ Tài chính và chuyên gia kinh tế nói gì về tình trạng ''tăng nhanh giảm chậm''

Thời gian qua, giá xăng, dầu đã giảm liên tiếp nhiều lần trong sự mong ngóng, chờ đợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế đến thời điểm hiện tại, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu trong nước vẫn tiếp tục neo ở mức cao như giá thịt heo, cước vận tải hành khách, vận tải hàng hoá, lương thực, thực phẩm… làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.

Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ phải sang): Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT; bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính); chuyên gia Vũ Vinh Phú; chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Vậy, nguyên nhân vì sao có tình trạng giá "tăng nhanh, giảm chậm"  như hiện nay và giải pháp nào để lành mạnh hoá thị trường trong nước, góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu sau hàng loạt nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan chức năng nhằm kéo giảm giá xăng, dầu trong nước thời gian vừa qua?

Giá hàng hóa có độ ''trễ'' so với giá xăng dầu

Chia sẻ tại Toạ  đàm: "Xăng dầu giảm giá, hàng hoá không giảm – Thực trạng và giải pháp'', Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá Đinh Thị Nương cho biết, trước việc giá xăng dầu giảm trong thời gian vừa qua và giá nhiều mặt hàng có xu hướng neo cao, Bộ Tài chính đã tham mưu các biện pháp tăng cường quản lý điều hành giá và đã trình Chính phủ ban hành công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ giá cả dịch vụ khi giá xăng dầu giảm trong các kỳ điều hành vừa qua.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã và đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu và thuế nhập khẩu đối với xăng động cơ không pha chì nhằm giảm chi phí nhập khẩu xăng và đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Thứ hai nữa là tăng cường việc tổ chức rà soát kê khai giá các mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu, trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu các đơn vị thực hiện kê khai giá kịp thời để giảm giá.

Thứ ba, đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chịu ảnh hưởng gián tiếp từ xăng dầu và có tác động đến cái chỉ số CPI cũng như ảnh hưởng đến đời sống của người dân và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến giá cả thị trường và tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh để có biện pháp điều hành giá và bình ổn giá phù hợp.

Cũng theo bà Đinh Thị Nương do một số mặt hàng chịu ảnh hưởng tác động của giá xăng dầu, trước khi điều chỉnh giá giảm cần có thời gian, độ trễ để các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là các đơn vị có mặt hàng chịu ảnh tác động trực tiếp đến giá xăng dầu, phải rà soát lại các yếu tố chi phí hình thành giá từ đó mới xác định giá bán giảm theo giá xăng dầu giảm thời gian vừa qua.

"Nước lên thì thuyền lên, Nước xuống thì thuyền xuống"

Theo Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Ông đồng tình với quan điểm của lãnh đạo Cục Quản lý giá về chu trình, độ trễ của giá cả trên thị trường là như vậy. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng có một số nguyên nhân khác. Thông thường các doanh nghiệp tính toán giá xăng dầu giảm như vậy, giả sử họ giảm ngay giá mặt hàng khác có liên quan thì họ lại sợ rằng, sau này tăng lên lại cực kỳ khó, người dân có khi lạiphản đối, không đồng tình. Tôi cho rằng đó là sự thận trọng nhưng không đủ thuyết phục, bởi rõ ràng là "nước lên thì thuyền lên, nước xuống thì thuyền xuống". Tôi đồng ý có độ trễ nhưng không thể là hàng tháng hay là đến mấy tháng được, mà rõ ràng chỉ sau một vài tuần, ta phải điều chỉnh ngay.

Thứ hai, sự vào cuộc của cơ quan chức năng cần phải sát tình hình hơn nữa.

Thứ ba, rất quan trọng là ý kiến phản ánh của người dân. Người dân có quyền phản ánh nếu thấy giá xăng dầu giảm mà giá vận tải, giá một số mặt hàng mua bán, đi lại vẫn như cũ. Khi đó, họ có quyền phản ánh với các cơ quan chức năng.

Tôi cũng mong các cơ quan chức năng phải có các biện pháp xử lý kịp thời, không thì người dân cảm thấy nản lòng, kiến nghị nhiều mà không được xử lý.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Mục tiêu và hướng phát triển lâu dài của Công ty cổ phần Hợp Nhất (04/08/2022)

>   ĐBSCL sắp có trung tâm logistics hạng II rộng 70 ha (04/08/2022)

>   Các tỉnh, thành phía Nam muốn được đầu tư, mở rộng cao tốc (04/08/2022)

>   Triệt phá đường dây lập hơn 30 công ty "ma" để mua bán hóa đơn (04/08/2022)

>   Thu phí không dừng tại Việt Nam đang dùng công nghệ gì? (03/08/2022)

>   Mỗi năm nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc khoảng 1 tỷ USD (03/08/2022)

>   Lạm phát châu Âu gây tác động đa chiều đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (02/08/2022)

>   Áp thuế chống bán phá giá 42.99% với đường nhập từ Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar (02/08/2022)

>   Hậu cổ phần hóa thương hiệu Việt dần teo tóp rồi biến mất (02/08/2022)

>   Vốn không giải ngân được phải kịp thời điều chuyển sang chỗ khác (02/08/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật