Thứ Sáu, 22/07/2022 15:27

Nhịp đập Thị trường 22/07: Quay đầu giảm điểm

VN-Index bất ngờ quay đầu và đóng cửa tại mức thấp nhất trong phiên tại 1,194.7 điểm, giảm 3.71 điểm, tương 0.31%. Trong khi đó, HNX-Index còn tăng nhẹ 0.26%, lên 288.83 điểm và UPCoM-Index thì giảm 0.31%, dừng tại 88.84 điểm.

Sàn HOSE vẫn diễn biến từ tốn như suốt thời gian phiên sáng cho đến tận 14h25, tức trước khi bước vào phiên ATC. Nhiều cổ phiếu lớn đổ đèo trong phiên ATC lập tức kéo VN-Index quay đầu giảm mạnh khi đóng cửa.

Tác động lớn nhất là VIC khi bất ngờ giảm 2.9%, lùi về mức 66,500 đồng/cp, BID giảm 2.74%, còn CTG giảm 2.18%, HPG mất 2.2%. Cả 4 mã này đã đóng góp vào 4.5 điểm giảm của chỉ số sàn HOSE. Cũng may là trong một phiên bất ngờ lại diễn ra trong ATC thì 3 cổ phiếu GAS, MSNBCM vẫn giữ vững đà tăng, qua đó là điểm hỗ trợ cho chỉ số.

Đi kèm với đà giảm, thanh khoản sàn HOSE cũng lùi về ở mức 10,800 tỷ đồng, ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

Sàn HNX thì không bị kéo xuống mạnh nhưng đà tăng cũng bị suy yếu đáng kể khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn sàn này giảm mạnh thêm như CEO, PVI, PVS, HUT hay BAB. IDCVCS là hai Large Cap tăng trưởng mạnh nhất sàn này.

Hôm nay cũng là một ngày sôi động trên UPCoM khi có đến 54 mã tăng trần sàn này nhưng đa số đều là những mã vốn hóa nhỏ và siêu nhỏ.

Phiên sáng: Giữ được đà tăng

Dù hai chỉ số chính vẫn tăng điểm nhưng sắc đỏ đã chiếm ưu thế. VN-Index kết phiên tăng 1.43 điểm, dừng tại 1,199.9 điểm và HNX-Index tăng 1.62 điểm, tạm dừng ở 289.72 điểm.

Kết phiên sáng, độ rộng thị trường bị thu hẹp đáng kể so với đầu phiên. Sàn HOSE số mã giảm là 162, nhích hơn so với số mã tăng, trong khi sàn HNX có 82 mã giảm và 75 mã tăng.

Nhóm vốn hóa lớn đang thụt lùi so với Mid Cap và Small Cap. Chỉ số VN30-Index ghi nhận giảm nhẹ khi phiên sáng khép lại. VNMMSN là hai ông lớn khiến VN30 thụt lùi.

Thị trường biến động khá trầm lắng khi dần về cuối phiên sáng, tổng khối lượng giao dịch đạt 317 triệu cp, tương ứng 6,727 tỷ đồng. Cổ phiếu tăng mạnh thanh khoản nhất là AAA khi khớp hơn 9 triệu cp, cùng với đó là mức tăng hơn 5.3%.

Đứng sau là hai CTCK SSIVND với hơn 8 triệu cp được chuyển giao. Trong khi SSI đứng giá thì VND tăng nhẹ, chắc có lẽ phản ảnh kết quả kinh doanh quý 2.

BCM (+5.95%) là cổ phiếu gây bất ngờ sáng nay khi trở thành mã tác động tích cực nhất lên chỉ số VN-Index. Ngoài ra, GAS cũng tác động tốt lên thị trường, mã này cũng đã tăng 4 phiên liên tục gần đây.

Khối ngoại đang có động thái mua ròng và hướng đến 3 phiên mua ròng liên tiếp. LBP, MWGTPB là 3 mã được mua ròng nhiều nhất, ngược lại, KBC, FUEVFVNDDXG bị bán mạnh nhất.

10h50: Giằng co trên nền thanh khoản thấp

Thị trường có nhịp chỉnh sau 10h, có lúc lùi về dưới tham chiếu nhưng cũng nhanh chóng lấy lại sắc xanh sau đó. Đến 10h50, VN-Index tăng lại lên trên 1,200 điểm nhưng thanh khoản sàn HOSE chir hơn 4,500 tỷ đồng, thấp hơn so với phiên giao dịch hôm qua.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò đầu tàu, đỡ chỉ số khi có 11 mã tăng giá, mạnh nhất là VIB với mức tăng hơn 4%. Có 5 mã giảm và không may lại rới vào nhóm ảnh cả gồm VCB, BIDCTG.

Cổ phiếu chứng khoán sáng nay phần lớn tăng điểm bất chấp kết quả kinh doanh không như kỳ vọng. Riêng APG hay VIX vẫn còn giảm giá.

HPG quay đầu giảm điểm sau 2 phiên tăng trong khi các cổ phiếu cùng ngành lại tăng giá như HSG, NKG, DTL.

Mở cửa: Quay lại mốc 1,200

VN-Index mở cửa tăng nhẹ nhưng cũng đủ để lấy lại mốc 1,200 điểm. Dù vậy, xu hướng chung hiện tại vẫn trong tình thế thăm dò.

Giai đoạn này, thị trường đang chính thức bước vào mùa công bố BCTC quý 2/2022. Thống kê sơ bộ từ VietstockFiance cho thấy, nhóm doanh nghiệp chịu giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ lớn nhất tính đến thời điểm này là nhóm có liên quan đến chứng khoán.

Nhiều công ty chứng khoán theo đó công bố thua lỗ nặng trong quý 2 như chứng khoán Tiên Phong (ORS), Rồng Việt (VDS), SHS, BMS, APG… và nhiều đơn vị giảm lãi như VIX, TCBS,…

Trong khi đó nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư cổ phiếu trên sàn cũng lỗ nặng như NDN hay L14.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng đang theo dõi động thái của Fed trong cuộc họp cuối tháng 7 này, tức là việc tăng lãi suất của Fed để phòng chống lại lạm phát, mọi người có rất nhiều ước tính về tăng lãi suất. Phần lớn các bên trên thị trường đều kỳ vọng kịch bản được lường trước là 75 điểm phần trăm. Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến kinh tế vĩ mô và không chỉ của toàn thế giới mà còn thị trường Việt Nam và những chính sách tiền tệ và tài chính trong thời gian tới.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 22/07/2022: Tâm lý lạc quan được giữ vững (21/07/2022)

>   Vietstock Daily 22/07/2022: Sẽ vượt ngưỡng 1,200 điểm (21/07/2022)

>   Thị trường chứng quyền 22/07/2022: Chứng quyền MWG phục hồi mạnh mẽ (21/07/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 21/07: VN-Index nổi sóng nhưng vẫn có cái kết có hậu cuối phiên chiều (21/07/2022)

>   Vietstock Daily 21/07/2022: Dòng tiền trở lại (20/07/2022)

>   Thị trường chứng quyền 21/07/2022: Sắc xanh tiếp tục lan rộng? (20/07/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 21/07/2022: Chờ tín hiệu ngày đáo hạn phái sinh (20/07/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 20/07: HAG, HNG nằm sàn (20/07/2022)

>   Vietstock Daily 20/07/2022: Nguy cơ giảm điểm vẫn còn (19/07/2022)

>   Thị trường chứng quyền 20/07/2022: CPDR2201 và CNVL2203 đang có định giá hấp dẫn (19/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật