Thứ Hai, 25/07/2022 13:27

Nhiều doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn

Tổng cục Thống kê cho biết, dự báo trong quý III/2022, có tới 85% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và giữ ổn định (49,2% tốt hơn, 35,8% giữ ổn định), tỷ lệ doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn giảm xuống còn 15%.

Công nhân làm việc tại nhà máy Công ty TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương). Ảnh tư liệu: Chí Tưởng/TTXVN

Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III/2022, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới quý III/2022 so với quý II/2022 là 31,1% (44,9% doanh nghiệp dự báo tăng và 13,8% doanh nghiệp dự báo giảm); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có chỉ số cân bằng đạt cao nhất với 31,6%; khu vực doanh nghiệp FDI 30,8% và khu vực doanh nghiệp nhà nước 26,4%.

Chỉ số cân bằng sử dụng lao động quý III/2022 so với quý II/2022 là 10,9% (20,2% tăng và 9,3% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số cân bằng đạt cao nhất với 18,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 8% và khu vực doanh nghiệp nhà nước 3,7%.

Chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất quý III/2022 so với quý II/2022 là 34,4% (48,1% tăng, 13,7% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số cân bằng đạt cao nhất với 35,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 34,5% và khu vực doanh nghiệp nhà nước 27,6%.

Chỉ số cân bằng tồn kho thành phẩm quý III/2022 so với quý II/2022 là -12,6% (16,9% tăng, 29,5% giảm); khu vực doanh nghiệp FDI có chỉ số cân bằng đạt cao nhất với -5,6%; khu vực doanh nghiệp nhà nước -15,2% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước -15,4%.

Giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm quý III/2022 so với quý II/2022, có 94,7% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên (32,8% tăng, 61,9% giữ nguyên), 5,3% doanh nghiệp dự báo giảm.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhu cầu sản xuất, xây dựng tăng cao, tuy nhiên, do Trung Quốc giảm dần sản lượng sản xuất, xuất khẩu thép khiến nguồn cung sắt, thép toàn cầu sụt giảm làm cho giá sắt, thép trong nước liên tục bị đẩy lên cao.

Bên cạnh đó, giá xăng, dầu tăng dẫn đến giá các nguyên vật liệu khác dùng cho xây dựng cũng tăng như: xi măng, cát, sỏi…, điều này đã tác động trực tiếp đến giá thành xây dựng các công trình, dự án đã ký kết.

Cùng với đó, các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng đang đứng trước nguy cơ phải tự bù lỗ khi giá nguyên vật liệu tăng đối với các hợp đồng đã ký. Để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà thầu xây dựng kiến nghị:

Thứ nhất, Chính phủ cần quyết liệt và kịp thời hơn nữa để bình ổn giá nguyên vật liệu đầu vào cho ngành xây dựng để các doanh nghiệp ổn định thi công.

Thứ hai, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai theo quy định của pháp luật, đặc biệt với các công trình giao thông để đảm bảo đúng tiến độ.

Thứ ba, đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các doanh nghiệp thi công; thứ tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn thông qua các thủ tục vay vốn ngân hàng thuận lợi, nhanh chóng; bổ sung vốn kịp thời cho các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, hạn chế tình trạng nợ đọng thanh toán cho các công trình làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn của doanh nghiệp.

Cuối cùng, các địa phương cần tổ chức đấu thầu công khai với các dự án đầu tư công, tiếp tục rà soát lại những nhà thầu thi công chậm tiến độ, năng lực thi công kém để chuyển cơ hội cho các nhà thầu khác thi công do sau dịch COVID-19 nhiều doanh nghiêp, nhà thầu không có công trình mới.

Điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý bao gồm 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 6.799 doanh nghiệp ngành xây dựng được chọn mẫu điều tra, đại diện cho toàn ngành chế biến, chế tạo và xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý II/2022 là 5.635 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 86,7% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra) và 6.315 doanh nghiệp ngành xây dựng (chiếm 92,9% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra).

Thúy Hiền

TTXVN

Các tin tức khác

>   Bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT Công ty CP Khí hóa lỏng Đồng Tháp (25/07/2022)

>   Giá nguyên liệu tăng cao, doanh nghiệp như ngồi trên lửa (25/07/2022)

>   Bắc Giang thu hơn 4.400 tỷ đồng nhờ bán vải thiều (24/07/2022)

>   Hàn Quốc mở rộng danh mục đầu tư vào Việt Nam, nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD vào 2023 (24/07/2022)

>   Bộ Công Thương thông tin việc mì ăn liền Việt Nam bị cảnh báo tại EU (23/07/2022)

>   6 tháng đầu năm ngành dệt may xuất siêu gần 9 tỉ USD (23/07/2022)

>   'Ông trùm' chi tiền để khai thác quặng 'chui' hơn 600 tỉ đồng (22/07/2022)

>   Ùn tắc kinh hoàng ở cửa ngõ TP.HCM (22/07/2022)

>   Vận tải biển kinh doanh có lãi trong 'bão giá' nhiên liệu (21/07/2022)

>   Đối mặt nhiều khó khăn, xuất khẩu dệt may vẫn 'nhắm' đích 43 tỷ USD (21/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật