Maybank: Số hóa là chìa khóa để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045
Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank (Maybank) vừa công bố báo cáo chiến lược vĩ mô, đánh giá số hóa là một trong những chiến lược quan trong để thúc đẩy phát triển và tăng trưởng dài hạn của Việt Nam, thực hiện tham vọng bứt phá bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ qua, đạt 8.2% GDP vào năm 2021. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số lên 20% GDP vào năm 2025 và 30% GDP vào năm 2030.
Maybank đánh giá kỹ thuật số mang lại nhiều lợi thế cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ, theo đó thúc đẩy nền kinh tế.
Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và có nhiều sự lựa chọn hơn. Sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới có thể được đặt hàng thuận tiện trên thiết bị di động và được giao đến tận nhà trong vài ngày hoặc thậm chí vài giờ, giúp tiết kiệm nhu cầu ghé thăm các cửa hàng truyền thống.
Các công cụ kỹ thuật số có thể giúp cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị và bán hàng. Nền kinh tế kỹ thuật số cũng mang lại lợi ích cho nhân viên bằng cách cho phép làm việc tại nhà và giờ làm việc linh hoạt.
Số hóa nâng cao chất lượng dịch vụ công. Các dịch vụ điện tử của Chính phủ giúp giảm bớt sự chậm trễ, quan liêu. Nhiều dữ liệu hơn giúp Chính phủ cải thiện việc thực hiện thu thuế và hỗ trợ tài khóa, đồng thời đưa ra đánh giá kịp thời và toàn diện hơn về các điều kiện kinh tế để đưa ra chính sách. Trong báo cáo, Maybank chỉ ra Việt Nam có nhiều lợi thế để thúc đẩy quá trình số hóa.
Thứ nhất là lợi thế về nhân khẩu học và công nghệ của Việt Nam.
Dân số đa phần là dân số trẻ, với tỷ lệ biết chữ cao trên 98% trong số cư dân từ 15-35 tuổi. Ưu thế dân số trẻ và hiểu biết về công nghệ hỗ trợ khởi đầu cho số hóa, với khoảng 70% dân số dưới 35 tuổi. Việt Nam có cơ cấu dân số vàng được dự đoán kéo dài đến năm 2040.
Lượng người sử dụng điện thoại thông minh nằm trong top 10 thế giới với 68.2% dân số vào năm 2022. Vùng phủ sóng 4G đã phổ biến - phủ sóng 99.8% dân số, trong khi 5G đang được triển khai thí điểm tại 16 tỉnh và thành phố tính đến tháng 1/2022.
Internet xuất hiện ở Việt Nam chậm hơn hầu hết các nước ASEAN nhưng đang phát triển nhanh chóng với tỷ lệ dùng Internet trong dân số tăng vọt từ 45% năm 2105 lên khoảng 73% vào tháng 1/2022 và chủ yếu dựa trên thiết bị di động.
Internet xuất hiện ở Việt Nam chậm hơn hầu hết các nước ASEAN nhưng đang phát triển nhanh chóng
|
Tốc độ internet di động nhanh thứ 2 trong ASEAN (xếp hạng thế giới 53/141), sau Singapore. Tốc độ băng thông rộng cố định đứng thứ 4 trong ASEAN (xếp hạng thế giới 46/182).
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong quý 1/2022, tốc độ tải xuống trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tốc độ tải xuống băng thông rộng cố định tăng 44%; 5 ngàn tỷ đồng (tương ứng 210 triệu USD) được cam kết nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng internet trong gói phục hồi kinh tế năm nay.
Thứ hai, nền kinh tế Internet của Việt Nam đã phát triển thành nền kinh tế lớn thứ 3 trong ASEAN. Dự kiến đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, chỉ sau Indonesia. Thương mại điện tử đã và đang là động lực chính, với các hoạt động shoppertainments (như livestream bán hàng, VR...) và đi chợ trực tuyến ngày càng phổ biến.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên nhanh chóng, với mức sử dụng ước tính từ 72-95%. Người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN (sau Thái Lan) về thái độ tích cực đối với thanh toán không dùng tiền mặt. Ví điện thoại di động được ưa chuộng hơn nhiều so với thẻ tín dụng.
Việc triển khai thử nghiệm Mobile Money vào đầu năm 2022 sẽ thúc đẩy sự hòa nhập tài chính nhiều hơn, đặc biệt với vùng xâu vùng xa khó tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
Nhờ đó, Việt Nam đang trở thành thỏi nam châm thu hút các công ty khởi nghiệp trong ASEAN, một phần của “tam giác vàng” với Singapore và Indonesia. Có 4 Start-up kỳ lân nội địa và 11 công ty khởi nghiệp trị giá hơn 100 triệu USD, trong tổng số 4,000 công ty khởi nghiệp. Trong đó, có 3 kỳ lân đã được hình thành trong hai năm qua.
Nền kinh tế Internet của Việt Nam dự kiến lớn thứ 2 ASEAN vào năm 2025
|
Người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ hai ASEAN về hành vi tích cực đối với thanh toán không dùng tiền mặt
|
Ngoài ra, đại dịch đã thúc đẩy các công ty thực hiện số hóa. Giống như nhiều nước khác, đại dịch là chất xúc tác cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh nỗ lực số hóa để tiếp cận khách hàng trong bối cảnh hạn chế về khoảng cách xã hội và cho phép nhân viên làm việc từ xa.
Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào các kỹ thuật số tăng gấp 4 lần, từ 5% vào tháng 6/2020 lên 21% vào tháng 1/2021.
Tuy nhiên, mức độ số hóa tương đối thấp và gói gọn ở một vài chức năng kinh doanh đơn giản, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc sử dụng giải pháp kỹ thuật số của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu giới hạn trong các chức năng kinh doanh cơ bản
|
Thêm đó, việc áp dụng các công nghệ mới và tiên tiến trên toàn nền kinh tế như Big-data hoặc AI vẫn còn rất hạn chế. Sự không chắc chắn về lợi tức đầu tư, thiếu kiến thức và không đủ khả năng tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài được coi là những rào cản hàng đầu đối với việc áp dụng công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng do thiếu lao động có trình độ. Việt Nam đang thiếu nhân lực có kỹ năng kỹ thuật số, xếp cuối bảng ASEAN-6. Tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực một phần có nguyên nhân từ những bất cập trong việc tiếp cận và chất lượng giáo dục đại học.
Đáng chú ý, số hóa là chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử đặt mục tiêu số hóa 80% dịch vụ công vào năm 2025 và tất cả dịch vụ công vào năm 2030. Bên cạnh đó, đạt hạng 30 trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của LHQ (hiện đang ở hạng 86).
Để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng này, Chính phủ đang số hóa các dịch vụ công, tích hợp cơ sở dữ liệu, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và cung cấp đào tạo cho cán bộ, công chức làm việc với các hệ thống kỹ thuật số.
Tính đến quý 1/2022, hơn 3,000 dịch vụ công trực tuyến đã được tích hợp vào cổng Dịch vụ công
|
Thế Mạnh
FILI
|