Thứ Năm, 21/07/2022 13:48

Hàn Quốc đột kích 7 sàn giao dịch liên quan thảm họa LUNA

Chính quyền Hàn Quốc vừa khám xét 7 sàn giao dịch địa phương nhằm làm sáng tỏ vụ sụp đổ của Terra, nền tảng phát hành stablecoin LUNA.

Công tố viên bắt đầu thu giữ hồ sơ và nguồn dữ liệu từ các doanh nghiệp vào khoảng 15h ngày 20/7. Theo Yonhap, ngoài 7 sàn giao dịch, nhóm điều tra đã lục soát ít nhất 8 địa điểm khác, gồm nhà và văn phòng của những người liên quan.

Đội Điều tra Tội phạm Tài chính thuộc Văn phòng Công tố Nam Seoul đã đột kích vào trụ sở của Upbit, Bithumb, Coinone, Korbit, Copax và 2 sàn giao dịch có dính líu đến sự cố Terra. Vụ vỡ neo (de-peg) của UST hồi tháng 5 từng gây thiệt hại cho gần 200.000 nhà đầu tư Hàn Quốc. LUNA (Terra) hiện mang tên LUNC (Luna Classic).

thảm họa LUNA ảnh 1

Nhà sáng lập Do Kwon. Ảnh: Terra.

Do Kwon và Daniel Shin, hai nhà sáng lập Terraform Labs, đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện tụng. Kwon bị cáo buộc "móc túi" hàng tỷ won của nhà đầu tư, điều hành mô hình Ponzi và âm mưu rửa tiền. Mô hình Ponzi là hình thức lừa đảo phổ biến, lấy tiền của nhà đầu tư gia nhập sau trả lợi nhuận cho người dùng trước.

Ngoài ra, hồ sơ thuế của Kwon đã bị điều tra từ tháng 6 để xem xét khả năng trốn thuế. Dù có trụ sở chính tại Hàn Quốc, Terraform Labs sau khi phá sản đã để lại tác động đáng kể lên ngành công nghiệp tiền số toàn cầu. Terra là một trong những chủ đề chính được thảo luận trong cuộc họp Mỹ-Hàn vào tháng trước.

Các quan chức Hàn Quốc cũng mở một cuộc điều tra đối với một nhân viên Terraform do cáo buộc biển thủ Bitcoin tháng 5/2021. Tuy nhiên, không có bằng chứng liên kết giữa Kwon với nghi phạm.

Trong khi đó, phân tích gần đây từ công ty bảo mật blockchain Uppsala Security và CoinDesk Hàn quốc chỉ ra sự sụp đổ của Terra có thể bắt nguồn từ một âm mưu nội bộ. Ông A, một trong những nhà thiết kế chính của hệ sinh thái, đã bị cấm xuất cảnh khỏi đất nước.

Không chỉ sàn giao dịch, giới chức trách còn thẩm vấn các ngân hàng nhằm dò xét nguy cơ tiềm ẩn và yêu cầu họ hỗ trợ điều tra rủi ro "rửa tiền hoặc đầu cơ tiền số". Bloomberg đưa tin Shinhan Bank và Woori Bank là 2 trong số những ngân hàng khu vực lớn mà đội điều tra liên hệ.

“Cơ quan quản lý đang xem xét liệu có hành vi phạm luật về rửa tiền và kinh doanh ngoại hối hay không. Họ đang tăng cường hợp tác với các công tố viên", đại diện các ngân hàng chia sẻ.

Phương Uyên

ZING

Các tin tức khác

>   Tesla đã bán 75% khoản nắm giữ Bitcoin (21/07/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Rung lắc trước làn sóng thắt chặt tiền tệ, Celsius phá sản (16/07/2022)

>   Bitcoin có thể thoát khỏi kịch bản vỡ bong bóng? (16/07/2022)

>   Cú sốc mới với thị trường tiền mã hóa (14/07/2022)

>   Quỹ đầu cơ tiền điện tử 10 tỉ USD sụp đổ chóng vánh, nhiều nhà đầu tư có thể mất trắng (12/07/2022)

>   Nhiều chuyên gia dự báo giá Bitcoin lao dốc về 10.000 USD (11/07/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin hồi phục, thêm một doanh nghiệp tiền ảo phá sản (09/07/2022)

>   Thêm một tên tuổi trong ngành tiền số xin phá sản (07/07/2022)

>   Quỹ đầu cơ tiền ảo hàng đầu thế giới phá sản (05/07/2022)

>   “Mùa đông tiền ảo”: Khi 2.000 tỷ USD bị cuốn phăng khỏi thị trường (05/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật