Thứ Bảy, 16/07/2022 14:00

Thị trường tiền ảo tuần qua: Rung lắc trước làn sóng thắt chặt tiền tệ, Celsius phá sản

Bitcoin và thị trường tiền ảo rung lắc mạnh trong bối cảnh thị trường tài sản rủi ro biến động trước làn sóng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.

Tính tới sáng ngày 16/07, Bitcoin dao động quanh ngưỡng 20,700 USD, giảm gần 4% so với cuối tuần trước. Ethereum – đồng tiền ảo lớn thứ hai – chỉ tăng nhẹ trong tuần qua, lên mức 1,220 USD.

Phần lớn các đồng tiền ảo khác trong top 10 nhuốm sắc đỏ, với Cardano giảm 7%, Solana lùi 2.4% và Dogecoin sụt gần 10%. Vốn hóa thị trường hiện dao động quanh mức 930 tỷ USD.

Top 10 đồng tiền ảo lớn nhất

Nguồn: CoinMarketCap

Theo giới quan sát, Bitcoin và tiền ảo khó thoát khỏi đà suy yếu nếu những yếu tố kinh tế vĩ mô không cải thiện, các công ty thiếu sự thay đổi về mô hình kinh doanh.

Bitcoin chịu tác động tiêu cực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác nâng lãi suất để đối phó với lạm phát. Lãi suất đi lên làm tổn hại đến những tài sản rủi ro như cổ phiếu và tiền ảo. Theo giới quan sát, bức tranh kinh tế vĩ mô được cải thiện sẽ giúp thị trường tiền ảo phục hồi.

"Nếu lạm phát và nền kinh tế được kiểm soát, một cuộc suy thoái nghiêm trọng không xảy ra, thị trường sẽ ổn định", ông CK Zheng, đồng sáng lập quỹ đầu cơ tiền mã hóa ZX Squared nói với CNBC.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ ghi nhận mức tăng 9,1% so với một năm trước đó, cao nhất trong vòng 40 năm. Điều này sẽ thúc đẩy Fed mạnh tay hơn nữa trong việc nâng lãi suất. Một số chuyên gia cho rằng NHTW Mỹ có thể tăng lãi suất 1 điểm phần trăm vào tháng 7.

Nhiều nhà đầu tư dự báo giá Bitcoin lao dốc về 10,000 USD

Theo khảo sát MLIV Pulse mới nhất của Bloomberg, 60% trong tổng số 950 nhà đầu tư được hỏi dự báo tiền ảo Bitcoin nhiều khả năng sẽ lao dốc xuống còn 10,000 USD. Trong khi đó, chỉ 40% cho rằng tiền ảo này có phục hồi trở lại mốc 30,000 USD.

Những tuần gần đây, tiền ảo này giao dịch quanh mức 20,000 USD. Vào sáng ngày 16/7 (giờ Việt Nam), giá Bitcoin đứng ở mức 20,750 USD – giảm hơn 70% so với mức kỷ lục gần 69,000 USD thiết lập vào tháng 11/2021. Mối lo lạm phát và suy thoái kinh tế khiến các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi những tài sản rủi ro cao như tiền ảo.

“Bây giờ là thời điểm nhà đầu tư rất dễ sợ hãi, không chỉ trong lĩnh vực tiền điện tử mà nói chung trên toàn thế giới. Dự báo về việc Bitcoin sẽ giảm thêm nữa phản ánh nỗi sợ hãi cố hữu của nhà đầu tư trên thị trường”, Jared Madfes, Chuyên gia tại Tribe Capital, chia sẻ.

Sự chênh lệch về dự báo trong cuộc khảo sát cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư Phố Wall. Ngành công nghiệp tiền ảo thời gian qua chao đảo bởi loạt công ty cho vay phá sản, một số tiền ảo sụp đổ và sự chấm dứt của thời kỳ chính sách tiền tệ nới lỏng.

Cú sốc mới với thị trường tiền mã hóa

Celsius - một trong những công ty cho vay tiền mã hóa lớn - vừa thông báo sẽ nộp đơn phá sản. Các khách hàng từng được hứa hẹn trả lãi tới 17% giờ đứng trước nguy cơ mất trắng.

Trong tuyên bố, Celsius khẳng định sẽ tìm cách ổn định hoạt động kinh doanh bằng cách tái cấu trúc nhằm "tối đa hóa giá trị cho mọi bên liên quan".

"Đây là quyết định đúng đắn cho cộng đồng và công ty chúng tôi", ông Alex Mashinsky - đồng sáng lập kiêm CEO của Celsius - cho biết trong một tuyên bố.

Cách đây một tháng, công ty gây xôn xao dư luận sau khi đóng băng tài khoản của khách hàng. Người dùng Celsius không thể rút hay chuyển tiền. Đây là vụ phá sản lớn nhất kể từ khi thị trường tiền mã hóa lao dốc trong năm nay.

Tuần trước, Voyager Digital cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi quỹ đầu cơ tiền mã hóa Three Arrows Capital (3AC) vỡ nợ khoản vay trị giá hơn 660 triệu USD.

"Thật không may, điều này đã được dự đoán từ trước", ông Joseph Rotunda, Giám đốc thực thi tại Ủy ban Chứng khoán bang Texas - bình luận về vụ việc của Celsius. "Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra công ty và làm việc để bảo vệ khách hàng, ngay cả khi công ty đã mất khả năng thanh toán".

Celsius có hơn 100,000 chủ nợ, bao gồm cả khách hàng gửi tiền và các bên cho vay. Khoản vay không có tài sản bảo đảm lớn nhất của công ty trị giá 81 triệu USD, đến từ quỹ Pharos Fund (có trụ sở tại Đảo Caymans).

Celsius là một công ty lớn trong ngành công nghệ tiền mã hóa. Tính đến tháng 5, công ty có dư nợ 8 tỷ USD và quản lý khối tài sản trị giá 12 tỷ USD.

Theo công ty, tính đến tháng 6, công ty có 1.7 triệu khách hàng và đang tiếp tục đánh chiếm thị phần với lãi suất huy động lên tới 17%.

Công ty này trả lãi trên trời đối với những khách hàng gửi tiền bằng tiền mã hóa. Sau đó, Celsius cho các nhà giao dịch khác vay nhằm kiếm lời từ phần chênh lệch lãi suất. Những nhà đầu tư tiền mã hóa sẵn sàng trả lãi cao để vay tiền.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này đã sụp đổ trong bối cảnh thanh khoản của ngành suy yếu mạnh. Khi thông báo tạm dừng cho phép rút tiền, Celsius trích dẫn "điều kiện thị trường khắc nghiệt".

"Các vấn đề của Celsius đã phơi bày những lỗ hổng trong các mô hình cho vay được sử dụng trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. Ở đó, những nền tảng cho vay thường trả lãi cao cho khách hàng", CNBC nhận định.

Vũ Hạo (Tổng hợp)

FILI

Các tin tức khác

>   Bitcoin có thể thoát khỏi kịch bản vỡ bong bóng? (16/07/2022)

>   Cú sốc mới với thị trường tiền mã hóa (14/07/2022)

>   Quỹ đầu cơ tiền điện tử 10 tỉ USD sụp đổ chóng vánh, nhiều nhà đầu tư có thể mất trắng (12/07/2022)

>   Nhiều chuyên gia dự báo giá Bitcoin lao dốc về 10.000 USD (11/07/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin hồi phục, thêm một doanh nghiệp tiền ảo phá sản (09/07/2022)

>   Thêm một tên tuổi trong ngành tiền số xin phá sản (07/07/2022)

>   Quỹ đầu cơ tiền ảo hàng đầu thế giới phá sản (05/07/2022)

>   “Mùa đông tiền ảo”: Khi 2.000 tỷ USD bị cuốn phăng khỏi thị trường (05/07/2022)

>   Gia đình bán sạch tài sản để tất tay vào Bitcoin giờ ra sao? (04/07/2022)

>   Thị trường tiền ảo tuần qua: Quỹ tiền ảo Three Arrows Capital vỡ nợ, Bitcoin lao về 19,000 USD (02/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật