Thứ Ba, 12/07/2022 19:33

BÀI CẬP NHẬT

Góc nhìn 13/07: Tiếp tục tăng điểm?

Aseansc cho rằng khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng đến các vùng kháng cự cao hơn trong phiên giao dịch tới, nhất là khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2022 đang đến gần.

Nhà đầu tư chưa nên mua mới ở giai đoạn này?

 

CTCK Yuanta Việt Nam: Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định được đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1,190 điểm) trong phiên giao dịch kế tiếp. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền vẫn ở mức thấp, nhưng dòng tiền sẽ có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, điểm tích cực là dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên mua mới ở giai đoạn này.

Có thể tìm cơ hội giải ngân ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí

CTCK MB (MBS): Thị trường đảo chiều tâm lý và củng cố vùng đáy bất chấp chứng khoán thế giới và giá dầu giảm. Tín hiệu đáng chú ý là dòng tiền đang quay lại ở nhóm cổ phiếu đầu cơ, chủ yếu là các cổ phiếu bất động sản vốn hóa nhỏ. Bên cạnh đó, dù giá dầu vẫn gằng co nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí vẫn có phiên tăng mạnh mẽ. Ngoài 2 nhóm cổ phiếu tín hiệu này, nhóm cổ phiếu ngân hàng và năng lượng cũng hồi phục trên diện rộng. Nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì tham chiếu chỉ số chung của thị trường, việc chỉ số có thủng đáy hay không lúc này cũng rất ít ảnh hưởng đến nhiều cổ phiếu đã giảm sâu. Túc tắc giải ngân đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm,… Hoặc có thể cơ cấu 1 phần danh mục để trading đối với nhóm cổ phiếu đầu cơ.

Thị trường có thể kiểm định lại vùng 1,180 - 1,190 điểm?

CTCK Agribank (Agriseco): Trên đồ thị kỹ thuật ngày, mặc dù ngày 12/7 là phiên T+3 của phiên “bắt đáy” chỉ số, tuy nhiên VN-Index đã lấy lại vùng hỗ trợ quan trọng 1,160 điểm và xuất hiện một cây nến xanh thân dài, tương tự mẫu hình Marubozu. Bên cạnh đó, các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn như Stochastic hay RSI tiếp tục đi lên từ những điểm quá bán, cho thấy tâm lý thị trường chung vẫn tương đối tích cực. Agriseco kỳ vọng thị trường sẽ sớm kiểm định các vùng cản ngắn hạn (MA10, MA20) tại vùng 1,180-1,190 điểm trong các phiên tới. Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ và gia tăng tỷ trọng tại các nhịp điều chỉnh đối với các cổ phiếu thuộc nhóm BĐS khu công nghiệp, xây dựng hạ tầng và ngân hàng.

Thị trường vẫn tích cực trong ngắn hạn

CTCK Mirae Asset: Với diễn biến tăng điểm mạnh đã giúp cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index được cải thiện từ mức -2 điểm lên mức +2 điểm và vẫn giữ mức đánh giá trung tính  trong ngắn hạn. Hệ số P/E hiện tại đạt 12,8x.

 

Mở rộng xu hướng hồi phục

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV cho rằng VN-Index đã trải qua một nhịp điều chỉnh giằng co đầu phiên 12/07 trước khi thiết lập các nhịp tăng gối đầu đến cuối phiên. Sự lan toả tích cực của dòng tiền đến các nhóm ngành đã giúp cho chỉ số chinh phục thành công ngưỡng cản gần quanh 1,160 điểm (+/-5 điểm), hiện đã đảo vai trò trở thành điểm đỡ gần của chỉ số.

Theo KBSV, mặc dù xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng xu hướng hồi phục và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp tại 119x trước khi gặp áp lực rung lắc rõ nét hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ mở mua trở lại quanh ngưỡng hỗ trợ đối với cổ phiếu mục tiêu nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.

VN-Index vẫn chưa có dấu hiệu sẽ thoát ra khỏi vùng 1,150-1,220 điểm

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI cho rằng phiên giao dịch tích cực ngày 12/07 giúp thị trường Việt Nam nổi bật trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế hầu hết giảm điểm. Đà hồi phục giúp nhiều cổ phiếu tạo thành vùng đáy khá vững chắc và khi số lượng cổ phiếu tạo đáy nhiều lên thị trường sẽ có sự đồng thuận hồi phục tốt hơn.

Theo góc nhìn của TVSI khi thanh khoản thấp và dòng tiền còn yếu những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ dễ hút dòng tiền để tăng mạnh hơn những cổ phiếu vốn hóa và thanh khoản lớn. TVSI đánh giá với xung lực hiện tại VN-Index vẫn chưa có dấu hiệu sẽ thoát ra khỏi vùng 1,150-1,220 điểm nhưng đà hồi phục ở nhiều cổ phiếu sẽ vẫn tốt bởi mức giảm trước đó đã quá đà so với giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Hướng đến vùng kháng cự ngắn hạn mạnh 1,185-1,190 điểm

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS đánh giá VN-Index phục hồi tốt và duy trì trên mức đáy 1,156 điểm và 1,162 điểm thiết lập trong tháng 05 và tháng 06/2022. SHS kỳ vọng trong những phiên tiếp theo VN-Index sẽ tiếp tục phục hồi hướng đến vùng kháng cự ngắn hạn mạnh 1,185-1,190 điểm, tiếp đó là  vùng tâm lý 1,200-1,211 điểm tương ứng trend line giảm giá ngắn trung hạn từ tháng 04/2022 kéo dài đến nay, cũng như vùng giá cao nhất năm 2018.

Tiếp tục tăng điểm

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc cho rằng khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng đến các vùng kháng cự cao hơn trong phiên giao dịch tới, nhất là khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2022 đang đến gần. Aseansc dự báo trong phiên 13/07, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1,175-1,180 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1,185-1,190 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 12/07: Kiểm định đáy 1,140 điểm? (11/07/2022)

>   Maybank: Số hóa là chìa khóa để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 (12/07/2022)

>   Có nên mua cổ phiếu GMD, BVH, KBC? (11/07/2022)

>   Góc nhìn tuần 11 - 15/07: Có dấu hiệu cạn cung, thị trường đã tạo đáy? (10/07/2022)

>   Maybank: NHNN tăng lãi suất không cản trở kinh tế phục hồi (08/07/2022)

>   Mạn đàm về câu hỏi gần một thập kỷ: “Khi nào thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng?” (08/07/2022)

>   Góc nhìn 08/07: VN-Index đã tạo đáy? (07/07/2022)

>   VDSC: VN-Index sẽ dao động quanh 1,180-1,250 điểm hoặc thấp hơn (08/07/2022)

>   Góc nhìn 07/07: Áp lực giảm điểm? (06/07/2022)

>   HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 6.9%  (06/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật