Thứ Sáu, 15/07/2022 08:29

Chứng khoán 6 tháng cuối năm vẫn tích cực nhưng thanh khoản sẽ không cao như 2021

Tại Talkshow “Khơi dòng vốn sản xuất kinh doanh” do Báo đầu tư tổ chức ngày 14/07, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam kỳ vọng kịch bản tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong 6 tháng cuối năm nay.

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam

Sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát tháng 6 tại Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 1981, ông Minh cho rằng áp lực Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, cụ thể là tăng lãi suất, có thể mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Nhìn lại lịch sử thị trường Mỹ từ năm 1995 tới nay, mối tương quan về tỷ lệ lạm phát và giá cả hàng hóa, cũng như diễn biến thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy, có mối tương quan nhau. Vì công thức tính CPI vẫn xuất phát từ giá hàng hoá, mà trong thời gian qua, giá hàng hoá hầu hết tăng nóng đã khiến lạm phát tăng. Điều đặc biệt trong năm 2022, tốc độ tăng CPI của Mỹ vượt trội và mạnh hơn so với tốc độ tăng giá hàng hoá. Trong khi thông thường, giá hàng hoá sẽ tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chỉ số CPI.

Theo ông Minh, một phần nguyên nhân là ngoài giá cả hàng hoá cơ bản, dầu, thì còn đến từ các giá dịch vụ cũng khi nhận tăng. Cuối năm 2021, có thể thấy rõ các đợt tăng giá dịch vụ, đặc biệt là chi phí logistic rất cao. Tổng hoà các yếu tố này ảnh hưởng đến lạm phát Mỹ tháng 6 vẫn ở mức cao.

Dù vậy, từ tuần đầu tháng 7, giá hàng hóa có dấu hiệu hạ nhiệt và tạo đỉnh. Mỗi khi giá hàng hóa tạo đỉnh thì 1 tháng sau chỉ số lạm phát có thể tạo đỉnh trong tháng kế tiếp. Tức, thị trường cũng đang kỳ vọng lạm phát trong tháng 7 có thể hạ nhiệt.

Việc Fed thắt chặt trong các cuộc họp tới (sau cuộc họp tháng 7) có thể nhẹ nhàng hơn. Còn riêng tháng 7, xác suất cao thì Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 0.75%.

Ông Minh cho rằng, Fed tăng lãi suất đã tác động tới các thị trường chứng khoán mới nổi và cận biên giảm mạnh, lượng tiền rút khỏi các thị trường Châu Á khá lớn (do lo ngại Fed tăng lãi suất và ảnh hưởng tỷ giá). Có thể thấy, việc tăng lãi suất của Fed có khả năng vẫn ảnh hưởng tới thị trường, nhưng lịch sử cho thấy, trong giai đoạn đầu thì Fed tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng mạnh nhất tới TTCK, các lần sau tác động giảm dần và dần dần không đáng kể.

Theo thống kê của Yuanta, lịch sử từ năm 1900 đến nay, có 10 trường hợp Dow Jones giảm trên 10%, xác suất cao là 68% chỉ số Dow Jones tăng hồi phục trong 6 tháng cuối  năm. Năm 2022, Dow Jones đã giảm hơn 20% từ tháng 4, nếu theo lịch sử, thì có xác suất cao có kịch bản trong nửa cuối năm chỉ số Dow Jones sẽ tăng, với mức tăng là 4.45%, và trung bình là 7%.

Ông Minh cho rằng, cũng có nghĩa rằng có thể kỳ vọng kịch bản tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhìn từ 2013 tới nay, định giá P/E có 3 lần về mức 12 lần thì bật lên, và theo đó, kỳ vọng 6 tháng cuối năm vẫn tin tưởng tích cực, nhưng thanh khoản sẽ không cao như 2021. Tình trạng phân hóa sẽ xảy ra chứ không phải tăng đồng loạt ở các nhóm cổ phiếu.

Đường cong lãi suất đảo ngược là dấu hiệu cảnh báo suy thoái?

Cũng theo ông Minh, thông thường nhà đầu tư quan ngại về đường cong lãi suất, là chỉ báo đưa ra cảnh báo khủng hoảng, suy thoái của các nền kinh tế khi đường cong này đảo ngược.

Đã có 6 đợt suy thoái, trong đó có 2 đợt khủng hoảng lớn nhất là năm 2000 và 2007 – và 2 năm này, chỉ số Dow Jones đã rơi đâu đó trên 48%, thậm chí 2008 khủng hoảng tài chính thì chỉ số này giảm hơn 55%.

Tương tự như vậy, đường cong lãi suất hiện nay cũng đang rơi về 2 vùng đáy này, có nghĩa là suy thoái có thể xảy ra”, theo ông Minh.

Nhưng, đặc biệt, 2 lần trước trước khi đường cong lãi suất giảm thì chỉ số Dow Jones đều tăng trưởng rất mạnh, còn lần này, chỉ số này có mức sụt giảm hơn 20% trước khi đường cong lãi suất quay về mức đáy. Có nghĩa rằng lần này, phần lớn đến từ yếu tố tác động lớn là lạm phát khiến cho đường cong lãi suất giảm.

Mức tác động của lạm phát thời gian qua chủ yếu từ các yếu tố ngắn hạn, như xung đột Nga - Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do COVID. Những yếu tố này khi giải quyết được thời gian tới thì có thể giải quyết được bài toán là mức hồi phục của đường cong lãi suất.

Theo đó, ông Minh cho rằng, hiện tại, chưa có dấu hiệu đáng lo ngại rằng, các đợt suy thoái thời gian tới sẽ mở rộng ra thành các đợt khủng hoảng.  Kỳ vọng, khả năng kịch bản khủng hoảng tương tự 2000 và 2007 khó xảy ra, nhưng có khả năng có các đợt suy thoái do tác động của lạm phát.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 15/07: Mở rộng nhịp hồi phục? (14/07/2022)

>   Góc nhìn 14/07: Tiếp tục điều chỉnh? (13/07/2022)

>   Standard Chartered: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 ở mức 6.7% và năm 2023 là 7% (13/07/2022)

>   Góc nhìn 13/07: Tiếp tục tăng điểm? (12/07/2022)

>   Góc nhìn 12/07: Kiểm định đáy 1,140 điểm? (11/07/2022)

>   Maybank: Số hóa là chìa khóa để Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 (12/07/2022)

>   Có nên mua cổ phiếu GMD, BVH, KBC? (11/07/2022)

>   Góc nhìn tuần 11 - 15/07: Có dấu hiệu cạn cung, thị trường đã tạo đáy? (10/07/2022)

>   Maybank: NHNN tăng lãi suất không cản trở kinh tế phục hồi (08/07/2022)

>   Mạn đàm về câu hỏi gần một thập kỷ: “Khi nào thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng?” (08/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật